Stars Capital – Ngân hàng VPBank tăng vốn điều lệ lên 79.339 tỷ đồng, trở thành ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ. Các công ty chứng khoán nhận định cổ phiếu VPB như thế nào?
VNDirect Research khuyến nghị cổ phiếu VPB như thế nào?
Cổ phiếu cần quan tâm: Lợi nhuận trước thuế của VPB giảm mạnh
Cổ phiếu cần quan: Cổ phiếu VPB sẵn sàng cho sự quay trở lại
Sau Quyết định ban hành ngày 14/11/2023 vừa qua của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn điều lệ VPBank (HOSE:VPB) đã chính thức vượt 79.300 tỷ đồng, vươn lên vị trí dẫn đầu hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quyết định cho phép Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank; cổ phiếu VPB) tăng vốn điều lệ từ 67.434 tỷ đồng lên 79.339 tỷ đồng vào ngày 14/11. Điều này giúp VPB vượt nhóm Big 4, vươn lên dẫn đầu hệ thống về quy mô vốn điều lệ và đứng thứ hai về quy mô vốn chủ sở hữu.
Trước đó, hội đồng quản trị VPB đã công bố nghị quyết sửa đổi vốn điều lệ của ngân hàng sau khi hoàn thiện thương vụ phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) trong tháng 10.
Thỏa thuận phát hành riêng lẻ 1,19 tỷ cổ phiếu VPB cho SMBC mang về cho VPB hơn 35.900 tỷ đồng, tương đương gần 1,5 tỷ USD, vốn cấp 1. Vốn chủ sở hữu của VPB nâng từ 103.500 tỷ đồng lên xấp xỉ 140.000 tỷ đồng, đứng sau Vietcombank.
Hoạt động bán vốn này được VPB triển khai từ năm 2022, giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu tăng trưởng chiến lược trong giai đoạn 2022-2026.
Tỉ lệ an toàn vốn của ngân hàng được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đánh giá tăng lên gần 19%, sau giao dịch nói trên. Tỉ lệ này cũng đang cao hơn rất nhiều so với mức trung bình như của khối ngân hàng thương mại cổ phần 11,5% và tiệm cận ngưỡng trung bình 20,87% của các ngân hàng nước ngoài tính, tính tới thời điểm cuối tháng 9.
Với nền tảng vốn lớn sẽ giúp VPB tăng cường đáng kể sức mạnh tài chính, qua đó cho phép ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời, VPB sẽ có đủ năng lực tài chính để phục vụ những khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư chiến lược SMBC được kỳ vọng sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của VPB bằng các kinh nghiệm mà tập đoàn này đã tích lũy được trong nhiều năm qua ở thị trường châu Á.
Về hoạt động kinh doanh, quý 3/2023, tín dụng của ngân hàng mẹ VPB đạt hơn 488.000 tỷ đồng, tăng hơn 22% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng cá nhân tăng 19% so với đầu năm đạt hơn 232.000 tỷ đồng. Đây là các mức tăng trưởng cao hơn nhiều lần so với tăng trưởng tín dụng trung bình ngành 6,9% tại thời điểm cuối tháng 9/2023.
Đáng chú ý, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) – nguồn vốn chi phí rẻ đã đạt mức tăng trưởng hơn 22% so với thời điểm đầu năm; qua đó, đưa tỷ lệ CASA trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng mẹ VPBank, giúp nhà băng này tối ưu hóa chi phí vốn.
Với hoạt động kinh doanh hiệu quả, NIM của nhà băng này được giữ ổn định, tại mức 5,6% trong quý 3/2023. Theo đánh giá của nhiều tổ chức tài chính, chi phí vốn của Ngân hàng VPBank kỳ vọng sẽ giảm xuống kể từ quý 4/2023, giúp ngân hàng này cải thiện NIM và thu nhập lãi thuần.
Nhiều công ty chứng khoán nhận định cổ phiếu VPB vẫn còn tiềm năng tăng giá
Nhận định cổ phiếu VPB, Chứng khoán VNDirect khuyến nghị khả quan với mức giá mục tiêu cao hơn là 26.100đ/cổ phiếu cho cổ phiếu VPB vì: 1) tỷ lệ an toàn vốn ~18% sau thương vụ với SMBC và mức tăng trưởng tín dụng hàng đầu, 2) cơ hội mở rộng bên ngoài cho vay truyền thống nhờ các công ty con thuộc các lĩnh vực cho vay tiêu dùng (FE Credit), chứng khoán (VPBank Securities), và bảo hiểm phi nhân thọ (OPES) cùng với 3) định giá hấp dẫn với P/B cho năm 2023 chỉ đạt 1,0 lần – thấp hơn nhiều sv trung bình 3 năm là 1,8 lần sv mức tăng trưởng EPS hơn 15% trong giai đoạn 2022- 25.
Theo quan điểm của Chứng khoán Vietcap, lợi nhuận của VPB sẽ phục hồi trong năm 2024. Do đó, Viecap đã nâng khuyến nghị cổ phiếu VPB từ khả quan lên mua và tăng giá mục tiêu thêm 2,1% lên 24.000 đồng/CP, chủ yếu do (1) tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá sang cuối năm 2024 và (2 ) tổng LNST sau lợi ích CĐTS dự báo tăng 0,9% trong giai đoạn 2023-2027 (thay đổi lần lượt -5,7%/5,5%/7,2%/1,3%/-2,8% trong năm 2023/2024/2025/2026/2027).
Bên cạnh đó, Vietcap cũng điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số (CĐTS) năm 2023 xuống mức 11,9 nghìn tỷ đồng (-35% YoY) so với dự báo trước đây chủ yếu là do (1) mức giảm 3.1% trong dự báo thu nhập từ lãi (NII) do hạ dự phóng về NIM, cao hơn (2) mức giảm 3,8% trong dự báo phí dự phòng.
Ngoài ra, Vietcap điều chỉnh giảm 34,8% dự báo lỗ ròng cả năm của FEC do kết quả kinh doanh quý 3/2023 tốt hơn kỳ vọng, dẫn đến mức lỗ phân bổ cho CĐTS giảm tương ứng. Chúng tôi cho rằng các yếu tố tích cực góp phần tăng trưởng mạnh cho lợi nhuận của VPB trong giai đoạn 2024-2025 bao gồm: (1) tăng trưởng doanh thu phục hồi, (2) chi phí tín dụng giảm từ mức cơ sở cao vào năm 2023 và (3) đóng góp từ FEC tăng dần. VPB cũng hoàn tất việc bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 29/11, giá cổ phiếu VPB hôm nay đóng cửa giảm 0,5% xuống còn 19.250 đồng/cổ phiếu.