Khái niệm pháp luật về mua bán doanh nghiệp

khai-niem-phap-luat-ve-mua-ban-doanh-nghiep

Stars CapitalMua bán doanh nghiệp không chỉ là một giao dịch đơn thuần, mà còn là quá trình phức tạp yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về các quy định pháp luật. Trong ngữ cảnh pháp lý, việc hiểu rõ về “Khái niệm pháp luật về mua bán doanh nghiệp” là quan trọng để đảm bảo rằng mọi giao dịch diễn ra hợp pháp, minh bạch và an toàn.

Bài viết liên quan:

Những quy định pháp luật về mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Thủ tục mua bán sáp nhập doanh nghiệp đầy đủ và chi tiết nhất

Những điều cần biết về mua bán cổ phần doanh nghiệp

Khái niệm pháp luật về mua bán doanh nghiệp

Pháp luật về mua bán doanh nghiệp là một lĩnh vực phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh như tài sản, nguồn vốn, thị trường, thương hiệu, quản lý, nhân sự và văn hóa doanh nghiệp. Nghiên cứu về mua bán doanh nghiệp được tiến hành từ nhiều góc độ như kinh tế, tài chính và pháp lý. Pháp luật liên quan đến mua bán doanh nghiệp có thể được hiểu theo cách rộng và cách hẹp.

Trong góc độ rộng, pháp luật mua bán doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các quy định pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các giao dịch mua bán doanh nghiệp. Ví dụ, tại Nhật Bản, các Bộ luật chính như Bộ luật Thương mại, Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, cũng như Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh, quy định về mua bán doanh nghiệp. Còn ở Cộng hòa Liên bang Đức, các văn bản pháp luật như Bộ luật Thương mại, Luật công ty cổ phần, và Luật chống hạn chế cạnh tranh điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp.

Có thể nhận xét: Những nền kinh tế chính trị khác nhau đưa ra những mục tiêu khác nhau và những mục tiêu khác nhau sẽ tạo ra những hệ thống pháp luật khác nhau. Vai trò của Chính phủ và vai trò của thị trường sẽ ảnh hưởng đến pháp luật về mua bán doanh nghiệp.

Trái lại, ở góc độ hẹp, pháp luật mua bán doanh nghiệp tập trung vào việc điều chỉnh trực tiếp các mối quan hệ giữa các bên tham gia giao dịch. Nó bao gồm các quy định chi tiết về các hình thức mua bán doanh nghiệp, vai trò của các bên tham gia như bên mua và bên bán, hợp đồng mua bán doanh nghiệp, thủ tục liên quan, cũng như kiểm soát của Nhà nước về tập trung kinh tế.

Ở Việt Nam, các văn bản quy phạm như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh và Luật Chứng khoán, cùng với các nghị định hướng dẫn thi hành, điều chỉnh các mối quan hệ trong quá trình mua bán doanh nghiệp. Cấu trúc pháp luật về mua bán doanh nghiệp được thể hiện như sau:

(i) Bộ luật Dân dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong về ký kết hợp đồng nói chung.

(ii) Luật Doanh nghiệp (2005) và các nghị định hướng dẫn thi hành quy định về chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần, mua bán doanh nghiệp tư nhân; quy định về cách thức quản trị doanh nghiệp, thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. Pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh doanh nghiệp theo cách thức: ghi nhận và tạo khung khổ pháp lý thuận lợi để các chủ thể thực hiện quyền tự do mua bản doanh nghiệp trên thị trường mua bán doanh nghiệp.

(iii) Luật Cạnh tranh (2004) chỉ kiểm soát mua bán doanh nghiệp khi các doanh nghiệp sau khi tham gia mua bán có tỷ lệ thị phần đạt tới ‘ngưỡng’ theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh doanh nghiệp ở khía cạnh kiểm soát hoạt động mua bán doanh nghiệp.

iv) Pháp luật chứng khoản điều chỉnh mua bản doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán cổ phiếu ra công chúng.

(v) Quy định về bản doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các quy định cụ thể của các ngành về mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam được áp dụng điều chỉnh đối với khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và trường hợp bên mua doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài.

Sự phân chia này, mặc dù không tuyệt đối, nhưng giúp xác định ranh giới của việc nghiên cứu và đánh giá pháp luật về mua bán doanh nghiệp trong bối cảnh pháp luật tổng quát. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết và lựa chọn các giải pháp hợp lý để tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, đặt pháp luật mua bán doanh nghiệp trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật liên quan.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Đầu tư Stars Capital

Văn phòng giao dịch: Toà Vinaconex2, đường Nghiêm Xuân Yêm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội

  • Điện thoại: 0963307675
  • stargroups488@gmail.com
  • Khách hàng cần tư vấn về thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, mã cổ phiếu tiềm năng tại nhóm Zalo: Stars Capital Tư Vấn Chứng Khoán
  • Khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính cần tư vấn về giải pháp về dòng tiền, cần cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trao đổi tại nhóm Zalo: Stars Capital – Cơ Cấu Doanh Nghiệp