Những điều cần biết về mua bán cổ phần doanh nghiệp

nhung-dieu-can-biet-ve-mua-ban-co-phan-doanh-nghiep

Stars Capital – Mua bán cổ phần doanh nghiệp là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về thị trường tài chính và luật pháp. Trong bài viết này, Stars Capital sẽ đi sâu vào “Những điều cần biết về mua bán cổ phần doanh nghiệp“, từ những khái niệm cơ bản đến các chiến lược thực hiện và các rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết và cẩn thận để bạn có thể tiếp cận thị trường mua bán cổ phần doanh nghiệp một cách hiệu quả và an toàn.

Bài viết liên quan:

Một số sàn mua bán doanh nghiệp được nhiều người tìm kiếm hiện nay

Những kinh nghiệm mua bán công ty giúp nhiều thương vụ M&A thành công ngoài mong đợi

Địa chỉ mua bán doanh nghiệp xây dựng uy tín tại Hà Nội, TP. HCM

Mua bán cổ phần doanh nghiệp là gì?

Mua bán cổ phần doanh nghiệp là việc chuyển quyền sở hữu cổ phần từ chủ sở hữu hiện tại sang chủ sở hữu mới. Cổ đông là người sở hữu cổ phần của một công ty cổ phần. Cổ phần là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một phần vốn điều lệ của công ty cổ phần.

Những việc cần thiết trước khi chuyển nhượng, mua bán công ty cổ phần

  • Các bên liên quan đến việc mua bán ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
  • Tiến hành lập văn bản xác nhận đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
  • Thông qua việc chuyển nhượng cổ phần qua cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông;
  • Tiến hành chỉnh sửa và bổ sung thông tin Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

Các phương thức mua cổ phần phổ biến hiện nay

Cách mua cổ phần qua hợp đồng chuyển nhượng

Chuyển nhượng cổ phần thông qua hợp đồng là việc các bên thỏa thuận về việc chuyển quyền sở hữu cổ phần từ chủ sở hữu hiện tại sang chủ sở hữu mới. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần phải được lập thành văn bản và có chữ ký của các bên.

Chuyển nhượng cổ phần cho một cổ đông khác qua hợp đông chuyển nhượng sẽ được thực hiện qua 3 bước như sau:

Bước 1: Các bên sẽ tiến hành xem xét điều kiện chuyển nhượng cổ phần. Sau đó, đi đến ký kết hợp đồng chuyển nhượng đựa trên quy định trong Bộ luật Dân sự và  Luật doanh nghiệp.

Bước 2: Thanh toán và ký kết biên bản mua bán hợp đồng chuyển nhượng.

Bước 3: Ghi nhận thông tin về cổ đông mới vào sổ đăng ký cổ đông công ty.

nhung-dieu-can-biet-ve-mua-ban-co-phan-doanh-nghiep

Các phương thức mua cổ phần doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Cách mua cổ phần qua giao dịch trên sàn chứng khoán

Chuyển nhượng cổ phần trên thị trường chứng khoán là việc các bên thỏa thuận về việc chuyển quyền sở hữu cổ phần thông qua môi giới chứng khoán.

Bất cứ ai muốn tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải tìm hiểu kỹ về cách mua cổ phiếu trên sàn an toàn và mang đến lợi nhuận cao nhất.

Thông thường, đơn vị có nhu chào bán sẽ liên hệ đến các doanh nghiệp phát hành chứng khoán để thực hiện thủ tục đăng ký chào bán cổ phiếu ra thị trường với cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, người mua có thể trực tiếp đến các sàn giao dịch chứng khoán để thực hiện đăng ký mua cổ phiếu qua các ứng dụng online. Nếu mua cổ phần thông qua phương thức này, có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Bước 2: Cài đặt phần mềm về giao dịch chứng khoán

Bước 3: Tìm hiểu giao diện và những tính năng trong phần mềm

Bước 4: Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán

Bước 5: Tiến hành mua cổ phiếu qua phần mềm chứng khoán này

Lưu ý: Người mua có thể trực tiếp đến phòng giao dịch công ty chứng khoán để mở tài khoản. Khi đi, Người mua cần mang theo giấy CCCD/CMND để làm thủ tục hay cũng có thể sử dụng các dịch vụ chuyển phát nhanh. Nên liên hệ phòng giao dịch công ty chứng khoán để được tư vấn và hướng dẫn cách làm thủ tục xác nhận chữ ký. sau khi đăng ký xong, Người mua sẽ được cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập.

Hồ sơ đăng ký mua cổ phần?

Hồ sơ đăng ký mua cổ phần là yếu tố bắt buộc cho dù bạn có chọn phương thức mua nào. Thường sẽ bao gồm:

Thủ tục mua bán công ty cổ phần

Việc mua bán công ty cổ phần gồm những bước sau:

Bước 1: Các cổ đông công ty cổ phần bán cổ phần thuộc sở hữu của mình cho một hay nhiều tổ chức, cá nhân khác:

Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán (khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020). Nếu việc mua bán được thực hiện bằng phương pháp thông thường, các bên cần lập thành hợp đồng bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký của người mua, người bán, hoặc người đại diện của bên mua hoặc bên bán.

Trường hợp mua bán trên thị trường chứng khoán cần tuân theo các quy định của pháp luật về chứng khoán. Người nhận cổ phần chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông (khoản 6, Điều 127, Luật Doanh nghiệp 2020).

Bước 2: Làm thủ tục đăng ký thay đổi thành viên sáng lập, thay đổi người đại diện theo pháp luật, làm thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (trong trường hợp tất cả cổ đông chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho một tổ chức, cá nhân), trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên( trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng cổ phần không đảm bảo đủ số cổ đông tối thiểu là 3 cổ đông).

Mua cổ phần cần điều kiện gì?

Đối với nhà đầu tư nước ngoài

Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể mua cổ phần tại các công ty Việt Nam thông qua 2 hình thức:

  1. Mua cổ phần phát hành lần đầu, cổ phần phát hành thêm của công ty.
  2. Mua lại cổ phần của cổ đông trong công ty.

Với cổ phần ưu đãi, nhà đầu tư được mua nếu Điều lệ công ty có quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cũng được pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 7 – Nghị Định số 01/2014/NĐ-CP như sau:

  • Đối với một cá nhân – Tỷ lệ sở hữu không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng,
  • Đối với một tổ chức – Tỷ lệ sở hữu không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
  • Đối với nhà đầu tư chiến lược – Tỷ lệ sở hữu không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan – Tỷ lệ sở hữu không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, các cổ đông bắt buộc phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận. Trường hợp điều lệ công ty hoặc hợp đồng quy định thời gian ngắn hơn thì phải đóng theo như đã quy định.

Nếu cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần cổ phần đã đăng ký, bắt buộc phải thực hiện theo các quy định sau đây:

  • Cổ đông chưa thanh toán cổ phần thì sẽ không được xem là cổ đông của công ty. Số cổ phần chưa thanh toán không được quyền chuyển nhượng sang cho người khác.
  • Cổ đông chỉ thanh toán một phần thì vẫn có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác dựa trên số cổ phần đã thanh toán. Số cổ phần còn lại không được quyền chuyển nhượng cho người khác.
  • Tổng số cổ phần chưa được thanh toán được xem là cổ phần chưa bán. Hội đồng quản trị có thể chào bán số cổ phần đấy.

Khi doanh nghiệp đang hoạt động

Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần sẽ chào bán cổ phần (cổ phiếu) ra ngoài thị trường. Người mua có thể giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp trên sàn chứng khoán. Thậm chí có thể giao dịch trực tiếp với cổ đông trong công ty thông qua hình thức chuyển nhượng.

Nếu muốn chuyển thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Nội dung quy định này được nêu rõ trongKhoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

Rủi ro khi mua bán cổ phần doanh nghiệp

Mua bán cổ phần doanh nghiệp cũng có những rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu ý, bao gồm:

  • Rủi ro về tài chính: Giá cổ phần có thể biến động theo thị trường, khiến nhà đầu tư thua lỗ nếu mua cổ phần ở mức giá cao.
  • Rủi ro về pháp lý: Công ty có thể gặp rủi ro pháp lý, khiến giá cổ phần giảm hoặc thậm chí phá sản.
  • Rủi ro về quản lý: Công ty có thể có đội ngũ quản lý kém năng lực, dẫn đến hiệu quả hoạt động kém và giá cổ phần giảm.

Lời khuyên cho nhà đầu tư khi mua bán cổ phần doanh nghiệp

Để mua bán cổ phần doanh nghiệp một cách hiệu quả và an toàn, nhà đầu tư cần lưu ý những lời khuyên sau:

  • Tìm hiểu kỹ về công ty: Đây là lời khuyên quan trọng nhất đối với nhà đầu tư khi mua bán cổ phần doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về tình hình kinh doanh, tài chính, quản lý của công ty trước khi mua cổ phần.
  • Định giá cổ phần hợp lý: Nhà đầu tư cần định giá cổ phần một cách hợp lý dựa trên các yếu tố như tình hình kinh doanh, tài chính, quản lý của công ty, cũng như các yếu tố thị trường

Kết luận