Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán trực tuyến chi tiết và chính xác nhất

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Stars CapitalTrong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, việc theo dõi bảng giá chứng khoán trực tuyến là một phần quan trọng của chiến lược đầu tư của bạn. Để giúp bạn nắm bắt thông tin một cách chi tiết và chính xác nhất, Stars Capital sẽ giới thiệu “Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán trực tuyến chi tiết và chính xác nhất

Bài viết liên quan:

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay (17/11/2023): VN-Index kiểm định vùng 1.035-1.040 điểm?

Nhận định cổ phiếu DLG sau khi Đức Long Gia Lai được hủy quyết định mở thủ tục phá sản

PV Gas (cổ phiếu GAS) vươn lên đứng top 3 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán

Bảng giá chứng khoán là gì?

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện tất cả thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có hai bảng giá riêng đại diện cho hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức gồm bảng giá của HoSE ( Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) và bảng giá HNX ( Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội). Bảng giá HNX bao gồm sàn HNX và thị trường UPCoM. Ngoài ra, trên bảng giá còn có các loại hàng hóa khác như chứng quyền, hợp đồng tương lai.

Màu sắc trong bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán được thể hiện qua 4 màu chủ đạo: Vàng, Đỏ, Xanh lục (xanh lá cây), Xanh nước biển (lơ), Tím. Mỗi màu sắc lại phản ánh một sự thay đổi về giá khác nhau, trong đó:

  • Vàng: Giá không thay đổi so với giá tham chiếu (giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất)
  • Đỏ: Giá giảm so với giá tham chiếu
  • Xanh lục: Giá tăng so với giá tham chiếu
  • Xanh lơ: Giá giảm tối đa trong một phiên giao dịch
  • Tím: Giá tăng tối đa trong một phiên giao dịch

Mức giá tăng và giảm tối đa trong mỗi phiên giao dịch (tương đương với màu tím và xanh lơ) được tính toán dựa trên biên độ dao động giá của 3 sàn chứng khoán. Cụ thể, biên độ trên các sàn như sau:

  • Sàn HSX (HOSE): +-7%
  • Sàn HNX: +-10%
  • Sàn UPCOM: +-15%

Cách xem bảng giá chứng khoán trực tuyến

Mã chứng khoán (Mã CK)

Đầu tiên, mã chứng khoán được hiểu là một dãy các ký tự, thường là các chữ cái được sắp xếp dưới dạng liệt kê đại diện cho một loại chứng khoán cụ thể trên sàn giao dịch công khai.

Khi xem bảng giá chứng khoán thì cột “Mã CK” chính là danh sách các mã giao dịch tại sàn. Mỗi công ty sẽ có một mã riêng theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Thông thường, để nhà đầu tư dễ dàng nhận biết và giao dịch thì “Mã CK” là tên viết tắt của công ty bạn chọn đầu tư chứng khoán.

Mã chứng khoán là cột bên trái ngoài cùng trên bảng điện. Mỗi công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ được cấp một mã cổ phiếu gồm 3 ký tự để dễ phân biệt, thường sẽ là tên viết tắt của các công ty đó.

Ví dụ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) có mã cổ phiếu là CTG.

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Mã chứng khoán là cột nằm ngoài cùng bên trái trên bảng giá

PTS (Tỉ lệ ảnh hưởng đến chỉ số VN30)

Cột PTS mô tả ảnh hưởng của 30 cổ phiếu tới chỉ số VN30. Bạn có thể xem được chi tiết từng cổ phiếu ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số chung. Cột PTS hiện chỉ có trên bảng giá chứng khoán VN30.

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Ảnh hưởng của từng cổ phiếu tới chỉ số VN30

Như hình trên, cổ phiếu MBB góp phần làm tăng chỉ số VN30 lên 1.16 điểm. Trong khi đó, sự sụt giảm của cổ phiếu HPG khiến VN30 giảm 1.49 điểm. Thông tin này sẽ giúp bạn có góc nhìn chi tiết hơn về sự thay đổi của chỉ số VN30 trong mỗi phiên giao dịch.

TC (Tham chiếu)

Cột “TC” dùng để thể hiện mức giá tham chiếu, hiển thị mức giá đóng gần nhất của phiên giao dịch trước. Thường được dùng làm cơ sở để xác định mức giá trần và mức giá sàn ở phiên giao dịch hiện tại cũng như từng sàn giao dịch khác nhau.

Tuy nhiên, có một chút khác biệt đối với sàn UPCOM thì mức giá tham chiếu sẽ được tính theo mức giá bình quân của phiên giao dịch liền trước. Do vậy, bạn nên cần lưu ý khi lựa chọn thực hiện giao dịch tại sàn này.

Đối với 2 sàn HSX (HoSE) và HNX, Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất và được lấy làm cơ sở để tính toán biên độ dao động giá cổ phiếu. Còn với sàn UPCoM, loại giá này được tính theo bình quân giá quyền (trung bình cộng của toàn bộ mức giá giao dịch lô chẵn trong phiên giao dịch gần nhất).

Giá của mỗi cổ phiếu sẽ được tính bằng thông số hiển thị trong Cột TC – Trần – Sàn sẽ được tính như sau:

Giá hiển thị x 1.000 = Giá thực tế 

Giả sử: Vào ngày 7/6/2022, cổ phiếu ACB trên sàn HSX có giá tham chiếu hiển thị trên bảng giá là 25.30 (tương đương 25.300 đồng/cp). Như vậy, cổ phiếu này cũng có giá đóng cửa là 25.300 đồng vào phiên giao dịch trước đó.

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Cột Giá tham chiếu được thể hiện với giá màu vàng

Giá trần (Trần)

Cột “Trần” (Giá Trần – Màu tím) được hiểu là mức giá cao nhất, tối đa mà người đầu tư có thể mua tại sàn và mỗi sàn giao dịch sẽ có mức giá trần khác nhau.

Ví dụ: Mã BID nằm trong rổ VN30 có giá tham chiếu được hiển thị là 34.55 (tương đương 34.550 đồng/cp). Biên độ dao động giá của sàn là +-7%. Như vậy, mức giá trần của BID trong phiên giao dịch này là:

34.550 + (34.550 x 7%) = 36.950 đồng

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Cột Giá trần có giá màu tím

Giá sàn (Sàn)

Trái ngược với Cột “Trần”, Cột “Sàn” sẽ thể hiện giá mua hoặc bán thấp nhất ở trong ngày giao dịch. Tại sàn HOSE thì giá trần sẽ giảm -7% và chạm mức thấp nhất so với giá tham chiếu.

Cách tính giá sàn = giá tham chiếu (100% – biên độ giao động)

Ví dụ Tại sàn HOSE có mã chứng khoán A có mức giá tham chiếu 20.0 ( tức 20.000 đồng/ 1 cổ phiếu)

Giá Trần = 20.0 + (7% *20.0) = 21.4

Giá Sàn =20.0 – (7% *20.0) = 18.6

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Giá sàn được thể hiện qua màu xanh lơ

Tổng khối lượng khớp lệnh (Tổng KL)

Đây là cột thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu đã được giao dịch trong một ngày và mỗi ngày sẽ có một tổng khối lượng riêng, luôn thay đổi. Khối lượng khớp lệnh cho ta biết tính thanh khoản của mỗi cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thực tế bằng số hiển thị nhân với 100.

Ví dụ: Cột Tổng KL của mã BID hiển thị 724,10. Điều này có nghĩa là tổng số lượng cổ phiếu BID đã được giao dịch tính đến thời điểm đó là: 724,10 x 10 = 724,100 (bảy trăm hai mươi bốn nghìn một trăm) cổ phiếu.

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Tổng khối lượng khớp lệnh được hiển thị như trên.

Khớp lệnh (Giá/ KL /+-)

Cột “Khớp lệnh” thể hiện giá và khối lượng lệnh đã khớp trong các giao dịch mua hoặc bán. Nguyên tắc của cột khớp lệnh là giá mua khớp từ cao đến thấp và giá bán khớp từ thấp đến cao và lệnh sẽ khớp theo từng phiên giao dịch .

Cột Khớp lệnh (nằm chính giữa bảng giá) gồm 3 yếu tố:

  • Giá: thể hiện mức giá đang được khớp trong phiên hoặc cuối ngày
  • KL (Khối Lượng): Khối lượng cổ phiếu tương ứng với giá khớp
  • +/- : thể hiện mức thay đổi giá so với giá tham chiếu

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Cột Khớp lệnh nằm chính giữa bảng giá chứng khoán

Ngoài ra, bạn có thể bấm vào mũi tên trái hoặc phải ở cột +/- để có thể theo dõi sự thay đổi về tỉ lệ phần trăm của giá đang được khớp so với giá tham chiếu.

Cột “Bên mua”

Cột này sẽ thể hiện cho nhà đầu tư thấy 3 mức giá có thể đặt mua tốt nhất kèm với đó sẽ là khối lượng đặt mua tương ứng để nhà đầu tư tham khảo. Cụ thể như sau:

  • Cột giá 1 – KL1: đây là cột mức giá đặt mua cao nhất, lệnh này thường được ưu tiên hàng đầu trong giao dịch.
  • Cột giá 2 – KL2: mức giá đặt mua cao nhì
  • Cột giá 3 – KL3: mức giá đặt mua thấp nhất, xếp sau 2 lệnh đặt mua trên.

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Bên mua hiển thị 3 mức giá cao nhất đang chờ được khớp lệnh, cùng với khối lượng mua của 3 mức giá đó

Cột “Bên bán”

Tương tự như cột mua, cột “ Bên bán” sẽ thể hiện mức giá bán tốt nhất và khối lượng chào bán tương ứng. Cột giá 1 – KL1 sẽ được ưu tiên hàng đầu trong giao dịch. Tiếp đến mới là các cột giá 2, 3.

Cột “Giá”

Ở cột giá, những nhà đầu tư mới cần nắm những thông tin cơ bản như sau: giá cao nhất, giá thấp nhất, giá TB.

Tại đó, giá cao nhất thể hiện mức giá khớp lệnh cao nhất, mức giá này thường được tính từ đầu phiên giao dịch cho đến thời điểm hiện tại, ngược lại thì giá thấp nhất thể hiện mức giá khớp lệnh thấp nhất tính từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Cột Giá thể hiện 3 mức giá được khớp lệnh trong phiên

Dư mua – dư bán

Trong phiên giao dịch, các nhà đầu tư đặt ra rất nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, Bảng giá chứng khoán chỉ hiện 3 mức giá gần với mức khớp lệnh nhất. Chính vì vậy, Cột Dư mua – dư bán mô tả tổng khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

Khi hết phiên, Cột Dư mua – Dư bán sẽ tổng hợp lại toàn bộ khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

Ví dụ: Trong hình dưới đây, mã ADC được đặt lệnh mua 500 cổ phiếu ở giá 22.000; 1,400 cổ phiếu ở giá 23.000 và chưa được khớp lệnh. Nhà đầu tư không đặt thêm các mức giá khác cho mã cổ phiếu này. Như vậy, số lượng cổ phiếu bên mua đang chờ khớp là 1,900. Vì vậy, Cột Dư mua hiển thị khối lượng chưa khớp là 1,90.

Tương tự như vậy, Cột Dư bán cũng thể hiện tổng khối lượng chờ khớp là 80 (tương đương với 800 cổ phiếu).

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Cột Dư mua – Dư bán hiển thị số liệu trên sàn HNX và UPCOM

Do áp dụng công nghệ mới, vậy nên sàn HNX và UPCOM sẽ hiện thông số trên Cột Dư mua – Dư bán. Tuy nhiên, với bảng giá HSX (HoSE), Cột Dư mua – Dư bán sẽ không hiển thị. Bạn chỉ có thể xem được 3 mức giá gần nhất với giá khớp lệnh tại phần Bên mua – Bên bán.

Đầu tư nước ngoài (ĐTNN)

Cột ĐTNN mô tả khối lượng cổ phiếu mà Nhà đầu tư nước ngoài đã được khớp lệnh trong phiên giao dịch. Trong đó:

  • Cột Mua thể hiện số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đã mua
  • Cột Bán thể hiện số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đã bán

Ví dụ: Trong hình dưới đây, cổ phiếu CTG đã được Nhà đầu tư nước ngoài mua với khối lượng 899,30 x 10 = 899,300 cổ phiếu và đã bán ra với khối lượng 222,80 x 10 = 222,800 cổ phiếu.

huong-dan-cach-xem-bang-gia-chung-khoan-truc-tuyen-chi-tiet-va-chinh-xac-nhat

Một số lưu ý khi xem bảng giá chứng khoán

  • Chỉ nên xem bảng giá chứng khoán trong khung giờ giao dịch: Bảng giá chứng khoán chỉ cung cấp thông tin về giá cả, khối lượng giao dịch trong khung giờ giao dịch. Vì vậy, bạn chỉ nên xem bảng giá chứng khoán trong khung giờ này để có thông tin chính xác nhất.
  • So sánh giá cả giữa các loại chứng khoán: Việc so sánh giá cả giữa các loại chứng khoán giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
  • Theo dõi biến động của thị trường: Bạn nên theo dõi biến động của thị trường thường xuyên để nắm bắt được xu hướng của thị trường.

Kết luận

Với hướng dẫn trên, bạn sẽ có khả năng xem bảng giá chứng khoán trực tuyến một cách chi tiết và chính xác nhất. Tận dụng các công cụ và nguồn thông tin chuyên nghiệp để đảm bảo chiến lược đầu tư của bạn được đưa ra dựa trên nền tảng vững chắc và thông tin đáng tin cậy.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Đầu tư Stars Capital

Văn phòng giao dịch: Toà Vinaconex2, đường Nghiêm Xuân Yêm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội

  • Điện thoại: 0963307675
  • stargroups488@gmail.com
  • Khách hàng cần tư vấn về thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, mã cổ phiếu tiềm năng tại nhóm Zalo: Stars Capital Tư Vấn Chứng Khoán
  • Khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính cần tư vấn về giải pháp về dòng tiền, cần cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trao đổi tại nhóm Zalo: Stars Capital – Cơ Cấu Doanh Nghiệp