Stars Capital – Dư nợ margin tiệm cận vùng đỉnh với tỷ lệ đòn bẩy ở ngưỡng cao, trong khi thanh khoản “mất hút” trên thị trường. Vậy dòng tiền đang chảy về đâu?
Thấy gì từ nhu cầu vay margin đầu tư chứng khoán tăng mạnh?
Stars Capital cung cấp dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán
Thống kê của FiinTrade từ 65 công ty chứng khoán, cho thấy dư nợ margin toàn thị trường đạt hơn 163 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 3/2023. Con số này tăng 16,7 nghìn tỷ đồng so với cuối quý 2/2023 (+11,5% QoQ) và tăng gần 50 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2022 (+41,3% YTD).
Quy mô margin tại thời điểm 30/9/2023 thấp hơn khoảng 21 nghìn tỷ đồng so với mức đỉnh (thiết lập vào quý 1/2022).
Tỷ lệ đòn bẩy trên thị trường chứng khoán chạm mức 7,9%, vượt xa mức trung bình giai đoạn trước đây (6,5%), trong khi Tỷ lệ dư nợ margin/Giá trị giao dịch bình quân thấp hơn đáng kể so với trung bình 5 quý gần nhất. Điều này cho thấy mức độ rủi ro liên quan đến margin tăng lên. Tỷ lệ đòn bẩy là hệ số giữa Dư nợ margin và Tổng giá trị vốn hóa tính theo free-float của các cổ phiếu niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX.
Số dư tiền gửi của nhà đầu tư – được coi là một trong vài chỉ báo quan trọng về cầu tiềm năng trên thị trường đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với cuối quý 2/2023 (+12 nghìn tỷ đồng) và cuối năm 2022 (+19 nghìn tỷ đồng).
So sánh với điểm số thị trường, tỷ lệ dư nợ margin/vốn hóa thị trường tiến sát vùng đỉnh trong bối cảnh VN-Index loanh quanh trong việc giữ mốc 1.100 điểm. Nhìn rộng ra trong giai đoạn đầu năm 2018, chỉ số chính sàn HoSE cùng ở ngưỡng điểm tương đương song tỷ lệ dư nợ margin/vốn hóa thị trường chỉ khoảng 1,5%. Như vậy có thể thấy, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang mạnh dạn hơn trong việc vay nợ để đầu tư dù VN-Index “dậm chân tại chỗ”.
Đáng nói, số dư nợ margin chưa bao gồm cho vay 3 bên hay các “kho” chưa được thống kê. Ngoài ra, sau giai đoạn nửa đầu quý 3 thị trường vô cùng sôi động khi VN-Index lên đỉnh ngắn hạn, thị trường chịu áp lực điều chỉnh mạnh trong tháng 9 kéo theo hoạt động bán giải chấp “call margin” đưa dư nợ xuống mức thấp hơn đôi chút. Do đó, nếu xét trong quý 3, khả năng cao có những thời điểm tỷ lệ cho vay của các CTCK/vốn hóa thị trường đã chạm, thậm chí vượt xa vùng đỉnh lịch sử.
Một nghịch lý trên thị trường là, dù margin tăng mạnh nhưng thanh khoản trên thị trường chứng khoán lại khá khiêm tốn, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Điều đó khiến nhiều người thắc mắc, dòng tiền đang thực sự chảy về đâu?
Thông tin trên báo chí, ông Bùi Văn Huy (Giám đốc Chi nhánh Chứng khoán DSC) cho rằng, dòng tiền lớn trên thị trường đang co về hoạt động cơ cấu tài sản và tham gia thị trường tái cấu trúc. Thực tế, dư nợ margin trên thị trường chứng khoán từ lâu còn được xem là kênh thay thế một phần cho kênh ngân hàng, nhằm phục vụ các cổ đông lớn vay vốn thông qua việc thế chấp cổ phiếu thay vì chỉ là công cụ đòn bẩy cho nhà đầu tư chứng khoán.
Dòng tiền lớn trên thị trường đang co về hoạt động cơ cấu tài sản và tham gia thị trường tái cấu trúc
Thị trường tài chính Việt Nam đang dần ổn định trở lại nhờ những nỗ lực từ các cơ quan quản lý. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa áp lực sẽ có thể được “đẩy” về tương lai. Do đó, chủ đề đáng lưu tâm nhất của thị trường tài chính năm 2024 sẽ liên quan tới việc cơ cấu nợ đến từ nợ trái phiếu, nợ xấu ngân hàng và cả nợ vay margin trên thị trường.
Do đó, từ giai đoạn cuối năm 2023 đến năm 2024, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp càng sôi động cho thấy diễn biến trên thị trường cơ cấu tài sản cũng ngày càng diễn ra rõ nét và quy tụ những luồng tiền có thể xem là trụ cột trên thị trường.
Trong các quý vừa qua, ngoài một số doanh nghiệp đã gia hạn thành công kéo dài thời gian đáo hạn trái phiếu thì còn không ít doanh nghiệp vẫn rơi vào trạng thái không có khả năng thanh toán, dẫn đến chậm trả gốc- lãi trái phiếu cho nhà đầu tư. Ngoài ra còn rất nhiều doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp lớn loay hoay giải bài toán thanh khoản, cơ cấu tài sản. Nhiều doanh nghiệp thuộc những mảng rất quan trọng của thị trường và trong trạng thái buộc phải dành nguồn lực cơ cấu.
Stars Capital là đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
* Tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc lựa chọn doanh nghiệp/dự án mục tiêu (đối với bên mua) hoặc cổ đông, đối tác chiến lược (đối với bên bán);
*Tư vấn lập Báo cáo Thẩm định pháp lý (Legal Due Diligence) và Thẩm định tài chính (Financial Due Diligence) của doanh nghiệp/dự án mục tiêu;
*Tư vấn và lập Phương án kinh doanh/Báo cáo phân tích đầu tư dự án;
*Tư vấn các phương thức M&A phù hợp với quy định của pháp luật;
*Tư vấn, hỗ trợ xây dựng và thực hiện Kế hoạch chào bán (đối với bên bán) và Kế hoạch thâu tóm (đối với bên mua) trên cơ sở đánh giá, phân tích thông tin về chính sách, pháp luật và thị trường;
*Tư vấn, hỗ trợ định giá doanh nghiệp, tài sản thuộc đối tượng của M&A;
*Tư vấn, hỗ trợ đàm phán hợp đồng, thỏa thuận M&A (hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp; hợp đồng mua bán tài sản doanh nghiệp);
*Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý trong việc tiến hành M&A;
*Tư vấn tái cấu trúc, sắp xếp lại và triển khai hoạt động của doanh nghiệp hậu M&A
*Tư vấn thực hiện các nghĩa vụ tài chính và các thủ tục pháp lý khác liên quan đến thương vụ M&A.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Stars Capital
Văn phòng giao dịch: Toà VinaConex2, Kim Văn, Kim Lũ, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0963307675
stargroups488@gmail.com
Khách hàng cần tư vấn về thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, mã cổ phiếu tiềm năng tại nhóm Zalo: Stars Capital Tư Vấn Chứng Khoán
Khách hàng cần giải pháp về dòng tiền, cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trao đổi tại nhóm Zalo: Stars Capital – Cơ Cấu Doanh Nghiệp