Stars Capital – Chứng khoán KIS phân tích về hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, đồng thời nhận định tiềm năng cổ phiếu POW cũng như những khuyến nghị liên quan.
Nhận định cổ phiếu PVT: Tiềm năng lớn giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024?
Cổ phiếu cần quan tâm: Vì sao cổ phiếu GMD (Gemadept) tăng mạnh trong thời gian qua?
Nhận định cổ phiếu VPB: Vốn điều lệ VPB dẫn đầu hệ thống ngân hàng, có nên mua cổ phiếu VPB?
Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam đã cập nhật kết quả kinh doanh, đồng thời đưa ra góc nhìn phân tích, nhận định và dự phóng về kết quả kinh doanh cũng như tiềm năng của cổ phiếu POW trong tương lai.
Theo KIS, POW là một trong những thành viên của tập đoàn dầu khí Việt Nam – PVN. Với công suất lên đến 4.205MW từ các nhà máy tuabin khí NT1, NT2, NT4, Cà Mau 1&2, nhiệt điên than Vũng Áng 1 và thủy điện Đăk Drinh, Hủa Nua, POW đang là doanh nghiệp phát điện lớn thứ 4 cả nước, chỉ sau các doanh nghiệp phát điện của EVN (GENCO)
I. 2024 – Phục hồi, tuy nhiên chưa toàn diện
6T23 – sản lượng huy động hưởng lợi tích cực từ El-nino
Trong 6 tháng đầu năm, thời tiết nắng nóng diễn biến kéo dài nhiều vùng khắp cả nước, một phần ảnh hưởng bởi pha El-nino hoạt động mạnh, đã gây ra nhiều trở ngại trong hoạt động điều độ hệ thống điện quốc gia khi sản lượng huy động từ các nhà máy thủy điện giảm đáng kể. Đặc biệt tại thời điểm cuối tháng 5 đầu tháng 6 khi mực nước tại các hồ thủy điện rơi về gần ngưỡng mực nước chết, công suất huy động bình quân các nhà máy thủy điện chỉ đạt dưới 10%. Sự kiện này đã giúp sản lượng huy động của các nhà máy nhiệt điện cả nước nói chung và POW nói riêng được hưởng lợi đáng kể.
Lũy kế 6T23, sản lượng huy động lũy kế của POW đạt 8.5 tỷ kWh, +19 n/n, tổng doanh thu ghi nhận 15,854 tỷ đồng, +9.2% n/n. Trong đó, các nhà máy nhiệt điên khí Cà Mau (+66% n/n), NT2 (sản lượng +6% n/n) hay nhiệt điện than Vũng Áng (+28% n/n) đều ghi nhận sự tăng trưởng khả quan trong nửa đầu năm.
Ở chiều hướng ngược lại, các nhà máy thủy điện Hủa Na (-29% n/n) và Đăkdrinh (-11% n/n) chịu ảnh hưởng tiêu cực từ điều kiện thủy văn bất lợi.
3Q23 – gió đổi chiều
Bước sang tháng 07 với sự xuất hiện của lũ tiểu mãn, tình hình thủy văn trong nước đã có phần dịu đi đáng kể. Từ đó đã cải thiện rõ rệt hoạt động của các nhà máy thủy điện. Theo số liệu của EVN, tỷ trọng sản lượng điện huy động từ các nguồn thủy điện trong 3Q23 đã tăng lần lượt lên mức 38% so với mức chỉ 20% trong 2Q23. Cùng với đó, công suất huy động điện gió của hệ thống cũng liên tục mở rộng từ các dự án chuyển tiếp (đến 19/10 công suất điện gió đã tăng thêm 1,201 MW so với đầu năm, +30% từ đầu năm từ 21/85 dự án
chuyển tiếp được vận hành thương mại). Đây là hai nguyên nhân chính khiến sản lượng huy động từ nguồn điện tuabin khí có giá bán cao phải bị cắt giảm.
Trong 3Q23 tỷ trọng huy động tại các nguồn điện tuabin khí đã bị giảm khá nhanh chỉ còn ở mức 7% so với con số 13% trong 2Q23 hay 12% trong 1Q23.
Chiếm đến 34% công suất đặt nguồn điện khí cả nước, tình hình kinh doanh của POW trong 2Q23 cũng bị ảnh hưởng theo xu hướng chung. Tổng doanh thu đạt 5,679 tỷ đồng, -6% n/n hay -33% q/q. Sản lượng huy động đạt 2.7 tỷ kWh, -6% n/n và -40% q/q. Cụ thể:
Các nhà máy chủ lực Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2 và Cà Mau chiếm đến 64% công suất đặt của POW, sản lượng huy động lần lượt ghi
nhận giảm -40% q/q, -68% q/q và -70% q/q. Từ đó đã áp lực giảm kết quả kinh doanh chung cả công ty trong 3Q23.
Ở chiều hướng tích cực, mặc dù ghi nhận sản lượng giảm 21% q/q từ xu hướng chung các nhà máy nhiệt điện cả nước, tuy nhiên trong 3Q23 nhà máy nhiệt điện Vũng Áng đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ nhờ sự trở lại hoạt động của tổ máy 1 từ ngày 12/08/2023 sau gần hai năm bị sự cố. Sản lượng huy động của nhà máy trong 3Q23 đạt 929 triệu kWh, +18% n/n. Doanh thu ghi nhận 1,973 tỷ đồng, +30% n/n. Đây cũng là một trong những động lực hỗ trợ hoạt động kinh doanh của POW trong 4Q23 và 2024.
Bên cạnh đó, nhờ tình hình thủy văn thuận lợi sản lượng phát điện của hai nhà máy thủy điện Hủa Na (+138% n/n) và Đăkdrinh (+21% n/n trong 3Q23 cũng bắt đầu chiều hướng cải thiện tích cực.
Lợi nhuận gộp & lợi nhuận sau thuế giảm trong 03 quý đầu 2023
Mặc dù tổng thể vẫn ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu trong quý 1 và quý 2 và lũy kế 9T2023. Tuy nhiên, lũy kế 9T2023 lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 1,107 tỷ đồng và 884 tỷ đồng, lần lượt giảm 45% n/n và 44% n/n chủ yếu ảnh hưởng từ sự suy giảm biên lợi nhuận gộp diễn ra trong tất cả các quý 2023.
Theo phân tích của KIS, nguyên nhân chính đến từ:
Sự suy giảm khả năng cung cấp khí các mỏ bể Cửu Long và Nam Côn Sơn đã ảnh hưởng trực tiếp lên doanh thu và biên lợi nhuận gộp cả công ty thông qua việc suy giảm các chỉ số này tại hai nhà máy NT1 và NT2.
Về doanh thu, trong 9T23 tỷ trọng doanh thu đóng góp của NT1 và NT2 chỉ còn 28.8%, đã giảm 9.3% so với con số 38.1% cùng kỳ. Đáng chú ý, trong 2Q23, mặc dù trong giai đoạn hệ thống bị thiếu điện, tuy nhiên sản lượng phát điện của hai nhà máy này chỉ tăng nhẹ, khiến tỷ trọng doanh thu của NT1 và NT2 trong quý chỉ ở mức 33%, giảm 10% so với con số 43% trong 2Q22. Sang 3Q23, con số này chỉ còn ở mức 22.4%, giảm mạnh 13.6% so với con số 36.0% trong 3Q22 khi tình hình thủy văn có xu hướng cải thiện.
Các tác động về biên lợi nhuận gộp có thể nhận thấy thông qua sự suy giảm biên lợi nhuận gộp của nhà máy NT2 trong 2Q và 3Q23 khi chỉ ghi nhận ở mức 7.4% và -16.2%, lần lượt giảm 7.8% và 35.7% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân của các ảnh hưởng trên đến từ nguồn khí cung cấp khí cho nhà máy ước tính giảm khoảng 15% so với 2022 khi trữ lượng khí tại bể Nam Côn Sơn và Cửu Long bị suy giảm. Bên cạnh, việc mỏ Nam Côn Sơn có giá bán thấp, đang nguồn khí chính trong những năm gần đây bị suy giảm nên phải phải thực hiện cấp bù khí từ các mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Sao Vàng – Đại Nguyệt và Đại Hùng, Thiên Ưng có chi phí khai thác cao. Hai bất lợi này đã và đang tác động rất lớn đến sản lượng phát điện và biên lợi nhuận gộp của hai nhà máy NT1 và NT2 trong ba quý đầu 2023, cũng như dự báo sẽ tiếp tục kéo dài sang 2024-25.
Ảnh hưởng của thủy văn trong 3Q23: như đã phân tích trên sự cải thiện của thủy văn làm giảm hệ số huy động các nhà máy nhiệt điện do sự ưu tiên huy động nguồn điện chi phí thấp. Điều này nhìn chung đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của công ty thông qua (a) tác động của đòn bẩy hoạt động khi các nhà máy nhiệt điện thường có chi phí cố định lớn và (b) mức giá chào bán trên thị trường điện cạnh tranh giảm.
Cuối cùng, KIS cho rằng việc đại tu nhà máy NT2 từ nữa cuối tháng 09 đến đầu tháng 10 cũng góp một phần vào sự suy giảm lợi
nhuận của POW trong 3Q23.
4Q23F, lợi nhuận sau thuế dự báo phục hồi so với 3Q23, tuy nhiên vẫn thấp hơn 4Q22
Trong 4Q23, KIS dự phóng doanh thu và LNST của POW lần lượt ở mức 7,708 tỷ đồng (-3% n/n hay +31% q/q, hình 9) và 187 tỷ đồng (-75% n/n hay +256% q/q). Sản lượng điện dự báo ở mức 3.7 tỷ kWh (-8.5% n/n hay +37.6% q/q) dựa trên các cơ sở:
(1) Tỷ lệ huy động nhiệt điện khí toàn hệ thống trong 4Q23 dự báo sẽ cải thiện so với 3Q23 tuy nhiên vẫn thấp hơn so với cùng kỳ.
a. Số liệu thực tế của A0 về sản lượng huy động các nguồn điện trong 45 ngày đầu 4Q23 ở mức 3.2 tỷ kWh, sản lượng huy động bình quân ngày ở mức 68 triệu kWh/ngày, đã cải thiện +17% so với 3Q23, tuy nhiên đang thấp hơn con số bình quân 84 triệu kWh/ngày của 4Q22. Đồng thời, tỷ trọng sản lượng điện các nguồn tua bin khí được huy động trong hệ thống cũng cho thấy xu hướng cải thiện. Trong tháng 10 đã tăng lên mức 7% và 9% trong 15 ngày đầu tháng 11 so với mức thấp chỉ 5% trong tháng 8. Tuy nhiên tỷ trọng này vẫn thấp
nếu so với con số trung bình 12% của 4Q22.
b. Ở thời điểm giữa tháng 11, mực nước tại các hồ điều tiết năm và lưu lượng nước tại các lưu vực chính đang diễn biến khá thuận lợi, giúp Trung tâm điều độ (A0) vẫn có khả năng giữ tỷ trọng huy động các nguồn thủy điện như ở thời điểm hiện tại và chưa có nhu cầu tăng cường huy động nhiệt điện cho phụ tải toàn hệ thống.
(2) Số liệu thực tế sản lượng điện thương phầm của POW trong tháng 10 ghi nhận ở mức 1,1 tỷ kWh, +13% n/n hay +22% q/q. Trong đó động lực tăng trưởng chính đến từ nhà máy nhiệt điện Vũng Áng sau khi tổ máy 1 hoạt động trở lại. Đồng thời chúng tôi ước tính sản lượng điện thương phẩm hai tháng cuối 2023 có thể tăng lên ở mức 1.3-1.4 tỷ kWh khi: Các nhà máy Nhơn Trạch 1, Vũng Áng vẫn có thể hoạt động ổn định ở công suất hiện tại; sản lượng huy động của Nhơn Trạch 2 được cải thiện trong tháng 11-12 sau quá trình đại tu; sản lượng huy động Thủy điện Hủa Na và Đăk drinh dự báo tăng nhờ rơi vào mùa mưa.
2024F, phục hồi tuy nhiên chưa toàn diện
Trong 2024, chúng tôi dự phóng doanh thu và LNST của công ty lần lượt ở mức 29,044 tỷ đồng, +0% n/n và 1,741 tỷ đồng, +63% n/n. Sản lượng điện dự báo ở mức 16.3 tỷ kWh, +10% n/n. Trong đó, cụ thể sản lượng điện của các nhà máy được dự phóng:
Cà Mau 1-2, Nhơn Trạch 1 dự phóng giảm khoảng 5-10%. Trong khi Nhơn Trạch 2 mặc dù không còn hoạt động đại tu trong 2024 tuy nhiên sản lượng dự phóng chỉ tăng nhẹ 5% do ảnh hưởng từ các yếu tố:
(1) Dự báo El nino sẽ chuyển sang pha trung tính: Theo dự báo của NOAA khả năng El-nino sẽ tạo đỉnh trong tháng 11/2023, sau đó bắt đầu suy yếu dần và có khả năng đi vào pha trung tính từ 2H23 (biểu đồ 15-16). Tiền đề này kỳ vọng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động các nhà máy thủy điện, trong khi sẽ làm giảm hệ số huy động của các nhà máy nhiệt điện khí của POW.
(2) Sự gia tăng huy động điện gió: đến cuối thời điểm 19/10/2023, đã có thêm 1,201 MW công suất điện gió tham gia hệ thống điện, +30% so với cuối 2022. Lượng công suất mới này sẽ được phát trọn vẹn trong suốt 2024 thay vì chỉ từ nửa cuối 2023, do đó điều này sẽ làm tăng tỷ trọng sản lượng điện huy động từ nguồn điện gió.
Ngoài ra công suất phát điện gió trong năm 2024 có thể lớn hơn con số 5,181 MW (3,980 MW trước 2022 và 1,201 MW chuyển tiếp)
khi A0 vẫn còn nhiều dư địa huy động nguồn điện gió giá rẻ từ 2,198 MW điện gió từ các dự án chuyển tiếp đã ký hợp đồng giá tạm tuy nhiên vẫn chưa được vận hành phát điện.
(3) Nguồn cung khí tự nhiên cho các nhà máy điện Đông Nam Bộ dự báo giảm trong 2024. Trong năm 2023, tổng sản lượng khí Đông Nam Bộ cung cấp cho các nhà máy điện Đông Nam Bộ ở khoảng 4.2-4.5 triệu m3 khí. Năm 2024, con số này dự kiến ở mức 4.0-4.2 triệu m3 khí, giảm khoảng 5.7% n/n và dự báo sẽ tiếp tục suy giảm trong những năm tiếp theo (hình 7). Do vậy, như đã phân tích trên hoạt động sản xuất và LNST của NT1 và NT2 sẽ bị ảnh hưởng đáng kể sự thiếu hụt nguồn cung khí trong giai đoạn 2024-26. Đồng thời, chúng tôi cũng cho rằng đây cũng là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến tăng trưởng và định giá của POW trong ngắn, trung hạn. Mặc dù dự báo có thể tăng trưởng trong 2024 tuy nhiên mức này vẫn đang so trên mức thấp của 2023, trong những năm tiếp theo khả năng khó có thể chạm tới mức LNST 2,600-2,900 tỷ đồng như trong giai đoạn 2017-20, thời điểm hai nhà máy NT1 và NT2 hoạt động tương đối ổn định. Ngoài ra, chúng tôi cũng cho rằng sự cải thiện của hai nhà máy này chỉ thực sự được thúc đẩy khi bài toán cơ giá giá bán lẻ điện được giải quyết kỳ vọng cuối 2026.
Ở chiều hướng ngược lại, các nhà máy thủy điện Hủa Na (+9% n/n) và Đăk drinh (+7% n/n) kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ pha trung tính.
Nhiệt điện Vũng Áng kỳ vọng đạt mức 5.7 tỷ kWh trong 2024, +30% n/n khi tổ máy 01 có thể phát điện trọn vẹn cả năm 2024 so với 2023
tổ máy này chỉ hoạt động trong 5 tháng cuối.
IV. Triển vọng tăng trưởng từ 2026
POW kỳ vọng tăng trưởng mạnh từ năm 2024
1. Hưởng lợi từ sự thiếu điện của hệ thống
GDP của Việt Nam được kỳ vọng vẫn tăng trưởng nhanh trong trung, dài hạn nhờ các triển vọng tích cực từ cả khu vực nội địa và xuất khẩu. Đây sẽ tạo tiền đề vững chắc cho động lực tăng trưởng sản lượng điện các giai đoạn sắp tới.
Trong kịch bản cơ sở, theo ước tính của EVN, tăng trưởng sản lượng điện Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng nhanh 11.4% trong giai đoạn 2023-25 và 7.8% trong giai đoạn 2025-30. Tuy nhiên xét đến thời điển hiện tại có vẻ như hoạt động phát triển nguồn điện và hạ tầng lưới điện trong nước chưa bắt kịp triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế. Thông qua phân tích chỉ số dự trữ thô giai đoạn 2023-30 có thể thấy các rủi ro từ việc thiếu hụt nguồn cung chủ động đang ở mức cao trong giai đoạn từ 2026 trở đi.
Trong giai đoạn 2024-25, hệ thống điện Việt Nam có thể chưa phải đối mặt lớn với rủi ro thiếu điện, khi vừa có sự bổ sung công suất của hai nhà máy nhiệt điện than Vân Phong (1,320MW) và Thái Bình 2 (1,2 00MW) trong nửa cuối 2023, và sự bổ sung thêm 3,900MW từ cá
c nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3-4 (1,500MW), nhiệt điện than Vũng Áng 2 (1,200MW) và Quảng Trạch 1 (1,200MW) trong năm 2025. Các nhà máy đã giúp tỷ lệ dự phòng thô của hệ thống điện trong giai đoạn này gần như được giữ ở mức an toàn trên 20%.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2026-30, theo tiến độ không có nguồn điện chủ động mới nào được bổ sung trong hệ thống điện Việt Nam, trong khi nhu cầu phụ tải điện dự báo vẫn tăng trưởng ở mức 8-10%/năm.
Điều này khiến tỷ lệ dự trữ thô từ năm 2026 giảm về chỉ còn mức 12%, từ đó gây nên sự quan ngại về rủi ro thiếu điện rất lớn. Trong bối cảnh này một số giải pháp đang được Chính Phủ bắt đầu định hướng triển khai bao gồm (1) phát triển thủy điện tích năng, (2) nhập khẩu LNG để tăng cường năng lực phát điện các nhà máy điện khí.
Do đó, đứng trên góc độ này, trong trong hạn từ 2026 trở đi, các doanh nghiệp điện khí nói chung và POW nói riêng sẽ được hưởng lợi đáng kể từ hai khía cạnh:
(1) Sản lượng phát điện tăng nhờ nguồn cung cấp LNG bổ sung. Điều này giúp cho các nhà máy Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 có cơ hội cải thiện hệ số công suất đáng kể so với trong bối cảnh hiện tại nguồn khí tự nhiên tại khu vực Đông Nam Bộ đang bị suy giảm. Tuy nhiên, (a) trong ngắn hạn, giá LNG nhập khẩu thời điểm hiện tại và phân phối đến các nhà máy đang ở mức khoảng 13.8 UScent/mmBTU, dẫn đến ước tính chi phí phát điện từ nguồn LNG đang ở mức 9.1-12.2 UScent/kWh cao hơn rất nhiều so với giá điện bán lẻ của EVN chỉ khoảng 8.3 cent/Kwh. Bên cạnh, (b) hệ thống dự kiến vẫn chưa đối mặt với rủi ro thiếu điện trong giai đoạn 2024-25.
Do đó, dựa trên các luận điểm này, KIS cho rằng EVN chưa có nhiều động lực để huy động các nguồn điện LNG có chi phí cao trong giai đoạn này. Tuy nhiên với khả năng thiếu hụt nguồn cung xảy ra từ 2026 và xu hướng tăng giá điện bán lẻ từ 5-10%/năm, KIS cho rằng EVN sẽ có nhiều cơ sở hơn để bắt đầy huy động các nguồn điện LNG nhằm ổn định hệ thống điện từ 2026.
(2) Giá bán điện bình quân trên thị trường điện cạnh tranh tăng. Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung, sự cân bằng hệ thống điện phụ thuộc rất lớn vào thủy điện tích năng và nhiệt điện khí nguồn LNG, trong khi chi phí phát điện của hai nguồn ngày khá cao, ước tính trên mức 10 UScent/kWh. Vì vậy, các nguồn điện khác, mặc dù theo quy định bị giới hạn trong mức giá trần tuy nhiên khả năng cao đều chào giá ở mức tiệm cận mức giá trần. Trong thực tế, điều này được thể hiện khá rõ trong 2Q23, khi pha el-nino trong nước lên đỉnh điểm khiến khả năng huy động từ nguồn thủy điện giảm về mức không đáng kể. Trong bối cảnh này, mặc dù giá nhiên liệu đầu vào than và khí có xu hướng giảm tuy nhiên giá chào bán điện trên thị trường điện cạnh tranh vẫn tăng cao.
Dựa trên hai cơ sở này, đến năm 2027, chúng tôi ước tính sản lượng sản lượng phát điện của các nhà máy nhiệt điện NT1, NT2 và Cà Mau có thể tăng từ 15-20% so với công suất thời điểm hiện tại. Bên cạnh hệ số công suất của nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 1 cũng được cải thiện lên mức 65% trong dài hạn.
2. Công suất mở rộng từ nhà máy điện NT3 & 4
Đến thời điểm hiện tại dự án nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3-4 đã hoàn thành 58% kế hoạch xây dựng. Theo tiến độ nhà máy Nhơn Trạch 3 sẽ có thể vận hành thương mại từ tháng 11/2024 và nhà máy Nhơn Trạch 4 có thể vận hành thương mại từ tháng 05/2025. Như vậy, sau thời điểm này tổng công suất đặt của POW sẽ tăng thêm 1,500 MW, tương đương với +35.6% thời điểm hiện tại.
Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 đang phấn đấu để đảm bảo tiến độ phát điện thương mại vào quý 4/2024
Tuy nhiên trong năm đầu hoạt động, KIS cho rằng hệ số huy động của nhà máy NT3 & NT4 chỉ ở mức thấp, khoảng 20% khi khi giá điện bán lẻ và câu chuyện tài chính của EVN vẫn là rào cản lớn cho việc huy động các nguồn điện có giá thành cao. Tuy nhiên, hệ số này sẽ được cải thiện đáng kể trong những năm sau đó từ việc hưởng lợi từ việc thiếu hụt nguồn cung chủ động của hệ thống và giá điện bán lẻ của EVN đã được cải thiện đáng kể như đã phân tích trên. Đồng thời chúng tôi cũng cho rằng 2026 sẽ là mốc thời gian đáng chú ý đánh dấu bước ngoặt tăng trưởng mạnh mẽ về LNST của POW khi nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4 đã có thể đóng góp lợi nhuận dương trong LNST tổng thể cả công ty.
VI. Rủi ro cần xem xét
Trong ngắn hạn-2024, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp điện nói chung hay POW nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình thủy văn. Tuy nhiên, việc dự báo thời tiết luôn là vấn đề nan giải ngay cả trong ngắn hạn. Do vậy, đây sẽ là rủi ro trọng yếu hàng đầu cần được theo dõi thường xuyên để đưa ra dự báo chính xác hơn về kết quả hoạt động của POW trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, rủi ro biến động tăng giá nhiên liệu khí và than cũng là một yếu tố quan trọng khác cần được quan tâm trong ngắn hạn, do sự tác động tiêu cực đến lợi nhuận của doanh ngiệp.
Trong trung & dài hạn, các yếu tố chính sách giá điện đóng vai trò then chốt trong triển vọng tăng trưởng của POW liên quan trực tiếp đến khả năng EVN có thể gia tăng cường các nguồn điện khí LNG ổn định hệ thống (Nhơn Trạch 1-2-3-4).
Ngoài ra, khả năng hoàn thành đúng tiến độ hai nhà máy Nhơn Trạch 3 – 4 mặc dù không tác động nhiều đến định giá doanh nghiệp tuy nhiên có thể dẫn đến rủi ro biến động lớn giá cổ phiểu khi các kỳ vọng của nhà đầu tư bị sai lệch.
VII. Định giá & khuyến nghị
KIS khuyến nghị MUA đối với của phiếu POW với giá mục tiêu 16,600 đồng/CP cho chiến lược đầu tư trung-dài hạn (TSSL +42.6% so với giá đóng cửa ngày 17/11/2023).
KIS nhấn mạnh, trong 2024-25, kết quả kinh doanh của POW có thể vẫn chưa đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ bền vững so với quá khứ từ đó có thể tạo ra các động lực mạnh mẽ để cải thiện định giá trong ngắn hạn. Khi hệ số công suất của các nhà máy Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 ngày càng bị thu hẹp do sự gia tăng công suất điện gió trong hệ thống. Bên cạnh sự giảm sút nguồn cung cấp khí Đông
Nam Bộ.
Đồng thời, KIS cho rằng điểm đột phá về tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng sẽ bắt đầu từ 2026 đến từ các triển vọng: mức giá bán lẻ
bình quân của EVN được tăng lên ở mức có thể cân bằng các chi phí huy động từ các nguồn điện khí LNG có giá thành cao; sự đi vào hoạt động của NT3 và NT4 từ 2025; khả năng cải thiện hệ số công suất của các nhà máy Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 nhờ sự bổ sung các nguồn khí LNG và hưởng lợi từ sự thiếu nguồn cung chủ động của hệ thống điện.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/11/2023, giá cổ phiếu POW hôm nay đóng cửa giảm 0,44% về mốc 11.250 đồng/cổ phiếu.