Quy trình và thủ tục sang nhượng công ty sản xuất

quy-trinh-va-thu-tuc-sang-nhuong-cong-ty-san-xuat

Stars Capital – Việc sang nhượng công ty sản xuất không chỉ là một quyết định lớn mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về quy trìnhthủ tục liên quan. Bài viết này, Stars Capital sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về “Quy trình và thủ tục sang nhượng công ty sản xuất” một cách suôn sẻ.

Bài viết liên quan:

Thủ tục cần nắm rõ khi mua lại doanh nghiệp phá sản

Ưu nhược điểm của mua lại doanh nghiệp

“Tuyệt chiêu” khởi nghiệp bằng cách mua lại công ty cũ vô cùng hiệu quả

Sang nhượng công ty sản xuất là một trong những hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Việc này mang lại nhiều lợi ích cho cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, để thực hiện việc sang nhượng công ty sản xuất một cách hợp pháp và hiệu quả, cần phải nắm rõ quy trình và thủ tục sang nhượng.

Chuyển nhượng là gì? Thế nào là chuyển nhượng công ty?

Khái niệm chuyển nhượng

Chuyển nhượng là chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình sang cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Cá nhân, tổ chức đó sẽ có quyền được sở hữu, sử dụng, quản lý, và nhận tất cả các giá trị từ tài sản đó.

Chuyển nhượng công ty là gì?

Chuyển nhượng công ty có thể hiểu là chuyển nhượng một phần vốn góp hoặc toàn bộ công ty của chủ sở hữu cho cá nhân/tổ chức/cổ đông/thành viên góp vốn mới.

Tùy theo loại hình doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục chuyển nhượng công ty khác nhau và quy định chuyển nhượng cũng sẽ khác nhau, cụ thể: công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh,…

Giới thiệu chung về sang nhượng công ty sản xuất

Sang nhượng công ty sản xuất là việc chuyển giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quyền kinh doanh của công ty sản xuất từ chủ sở hữu hiện tại sang chủ sở hữu mới.

Sang nhượng công ty sản xuất có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, như:

  • Chuyển nhượng vốn góp
  • Chuyển nhượng cổ phần
  • Chuyển nhượng toàn bộ công ty

Quy trình sang nhượng công ty sản xuất

Quy trình sang nhượng công ty sản xuất được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm đối tác

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình sang nhượng công ty sản xuất. Bên chuyển nhượng cần tìm kiếm đối tác có nhu cầu mua lại công ty của mình. Để thực hiện việc này, có thể áp dụng các phương pháp như:

* Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông

* Liên hệ với các công ty môi giới

* Giới thiệu thông qua bạn bè, người thân

Bước 2: Đàm phán và ký kết hợp đồng

Sau khi tìm được đối tác phù hợp, hai bên sẽ tiến hành đàm phán về các nội dung của hợp đồng chuyển nhượng. Các nội dung cần đàm phán bao gồm:

* Giá trị chuyển nhượng

* Tài sản chuyển nhượng

* Phương thức thanh toán

* Thời hạn chuyển nhượng

Khi đã thống nhất được các nội dung, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Hợp đồng chuyển nhượng phải được lập thành văn bản và có chữ ký của hai bên.

Bước 3: Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng, bên chuyển nhượng cần hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc sang nhượng công ty. Các thủ tục pháp lý cần thực hiện bao gồm:

* Thay đổi đăng ký kinh doanh

* Kê khai thuế thu nhập cá nhân

Thủ tục chuyển nhượng công ty

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết như trên: hồ sơ đăng ký thay đổi kinh doanh, hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân

Bước 2: Tìm kiếm, xác định tư cách của người nhận chuyển nhượng dựa theo khoản 1 và 2 Điều 18  luật Doanh nghiệp 2014 quy định

Công ty có nghĩa vụ thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thay đổi đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng. Cá nhân, tổ chức sang nhượng phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân cho bên nhận chuyển nhượng tại cơ quan quản lý thuế.

Bước 3: Chờ nhận kết quả

Doanh nghiệp sẽ được nhận kết quả trong vòng 05 – 08 ngày với thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Và từ 10 – 15 ngày đối với thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân nếu hồ sơ hợp lệ.

quy-trinh-va-thu-tuc-sang-nhuong-cong-ty-san-xuat

Thủ tục chuyển nhượng công ty

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Đối với công ty TNHH 1 thành viên

  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của cá nhân nhận chuyển nhượng;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng;
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc chuyển nhượng vốn;
  • Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty;
  • Điều lệ công ty sửa đổi;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của cá nhân nhận chuyển nhượng;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng;
  • Quyết định của Hội đồng thành viên
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên;
  • Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Danh sách thành viên của công ty;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.

Đối với công ty cổ phần

Lưu ý: Đối với công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 108/2018/ NĐ-CP trường hợp chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp không cần phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp chỉ thực hiện chuyển nhượng trong nội bộ doanh nghiệp, hồ sơ gồm có:

  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ đông nhận chuyển nhượng;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng;
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  • Điều lệ công ty sửa đổi;

Lưu ý:

  • Trường hợp chuyển nhượng vốn góp đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của công, doanh nghiệp cần bổ sung thêm văn bản: Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức có tư các pháp nhân, doanh nghiệp cần bổ sung: Văn bản ủy quyền đại diện quản lý phần vốn góp; Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mua phần vốn góp; Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của cá nhân đại diện quản lý phần vốn góp, trong thành phần hồ sơ.

Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân

Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho tất cả các loại hình công ty bao gồm:

  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ khai thuế: Trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho công ty đi nộp hồ sơ.
  • Chứng từ liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp như: phiếu thu, chi tiền, sổ hạch toán tài khoản 411,111…
  • Giấy giới thiệu.

Lưu ý:

Trường hợp chủ sở hữu là pháp nhân thì khoản thu từ hoạt động chuyển nhượng vốn sẽ được tính vào thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai vào tờ khai tạm tính theo quý và quyết toán theo năm.

Quý khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin: tên công ty, mã số doanh nghiệp, thông tin của chủ sở hữu mới. Luật Việt An sẽ tiến hành soạn thảo toàn bộ hồ sơ chuyển nhượng.

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

Để thay đổi đăng ký kinh doanh khi sang nhượng công ty sản xuất, cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh khi sang nhượng công ty sản xuất gồm có:

* Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

* Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

* Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần

* Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên, cổ đông mới

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh có thể nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho công ty.

Lưu ý khi sang nhượng công ty sản xuất

Thủ tục sang nhượng công ty luôn cần sự trung thực và cẩn trọng từ 2 bên. Để tránh rủi ro cũng như phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn, cả 2 bên đều cần chú ý những vấn đề sau:

Đối với bên chuyển nhượng

Để tránh rủi ro về mặt pháp lý những hồ sơ về:

  • Thuế: báo cáo tháng, quý, quyết toán thuế, báo cáo tài chính,…;
  • Các nghĩa vụ tài chính của công ty: các khoản nợ thuế, tiền phạt thuế, phí,…phải được đơn vị kiểm tra kỹ lưỡng.

Đối với các loại hình doanh nghiệp tư nhân có quyền chuyển nhượng công ty của mình cho cá nhân và tổ chức khác. Tuy nhiên, chủ sở hữu cũ của doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đã phát sinh trước khi thực hiện sang nhượng. Hoặc không cần chịu trách nhiệm khi nhận được sự thỏa thuận từ bên nhận chuyển nhượng và chủ nợ của doanh nghiệp.

Đối với bên nhận chuyển nhượng

Khi nhận chuyển nhượng thì các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ không thay đổi. Do không làm thay đổi tư cách pháp nhân. Vì vậy, bên nhận quyền sở hữu nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Thực hiện thẩm định pháp lý, tài chính, tài sản của doanh nghiệp
  • Xác định chính xác các khoản nợ, nghĩa vụ trước và tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng.
  • Yêu cầu bên chuyển nhượng ghi rõ nội dung liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ doanh nghiệp trong hợp đồng.

Quy trình và thủ tục sang nhượng công ty sản xuất là một thách thức đầy cam go, nhưng nếu thực hiện đúng quy trình và thủ tục, nó có thể mở ra cơ hội mới và tạo ra sự thay đổi tích cực. Bằng cách hiểu rõ quy trình và thực hiện chúng một cách cẩn thận, bạn có thể đảm bảo rằng quá trình sang nhượng diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Đầu tư Stars Capital

Văn phòng giao dịch: Toà Vinaconex2, đường Nghiêm Xuân Yêm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội

  • Điện thoại: 0963307675
  • stargroups488@gmail.com
  • Khách hàng cần tư vấn về thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, mã cổ phiếu tiềm năng tại nhóm Zalo: Stars Capital Tư Vấn Chứng Khoán
  • Khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính cần tư vấn về giải pháp về dòng tiền, cần cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trao đổi tại nhóm Zalo: Stars Capital – Cơ Cấu Doanh Nghiệp