Phân biệt mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

phan-biet-mua-ban-va-sap-nhap-doanh-nghiep

Stars Capital – Để biết cách “Phân biệt mua bán và sáp nhập doanh nghiệp” cần hiểu mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là gì?, sự khác nhau giữa M&A, phân biệt sáp nhập và mua bán doanh nghiệp.

Hãy cùng Stars Capital tìm hiểu “Phân biệt mua bán và sáp nhập doanh nghiệp” nhé!

Bài viết liên quan:

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp là gì?

“Làn gió mới” trong các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

Stars Capital cung cấp dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

1. Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Sáp nhập (Mergers): là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô với nhau để tạo ra một doanh nghiệp mới. Khi đó công ty bị sáp nhập ngừng tồn tại để trở thành một công ty mới và chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập.

Mua lại (Acquisitions): là hình thức kết hợp mà doanh nghiệp lớn sẽ mua các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, các doanh nghiệp bị mua lại vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ và doanh nghiệp mua lại có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua.

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp hay còn gọi là M&A là mô hình thức tổ chức lại doanh nghiệp với mục đích giành quyền kiểm sóat doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không còn đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chính vì vậy các công ty khi tham gia M&A sẽ có cơ hội mở rộng thị phần và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Điều này sẽ giảm thiểu được tình trạng khó khăn tồn tại trên thị trường hoặc bị phá sản.

2. Sự khác nhau giữa M&A

Thuật ngữ M&A được xem là thuật ngữ phổ biến trên thị trường hiện nay tuy nhiên xét bản chất thì mua bán và sáp nhập doanh nghiệp vẫn có sự khác biệt rõ nét.

  • Một công ty mua lại một công ty khác và đặt mình vào vị trí sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua lại và không có sự xuất hiện của một công ty mới. Mục đích của việc mua là tập trung hướng đến sự tăng tưởng tức thời, nhanh chóng.
  • Với thuật ngữ sáp nhập ám chỉ khi hai hay nhiều doanh nghiệp có cùng quy mô, đồng thuận hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Mục đích nhằm để giảm cạnh tranh của các công ty và trải qua sáp nhập.
  • Hai công ty có cùng tính chất và quy mô sẽ tiến hành sáp nhập, không giống như mua lại, trong đó công ty lớn hơn sẽ áp đảo công ty nhỏ hơn.
  • Trong một thương vụ sáp nhập thì số lượng công ty tham gia tối thiểu là ba, nhưng trong việc mua lại thì số lượng công ty tối thiểu tham gia là hai.
  • Trong một vụ sáp nhập đòi hỏi thủ tục pháp lý hơn so với việc mua lại.

Tuy nhiên trên thực tế cũng xảy ra một số trường hợp một thương vụ mua bán cũng có thể được coi là sáp nhập khi cả hai bên đồng thuận liên kết với nhau vì một lợi ích chung.

3. Phân biệt sáp nhập và mua bán doanh nghiệp

Phân biệt sáp nhập và mua bán doanh nghiệp như sau:

Điểm giống nhau

Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp là những hoạt động có những điểm tương đồng như sau:

  • Đều có hậu quả pháp lý là chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại;
  • Đều áp dụng cho công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh;
  • Công ty sáp nhập và mua lại được hưởng các quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập hoặc bị mua lại.

Phân biệt sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp

Điểm khác nhau

Bên cạnh những điểm giống nhau như trên, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp còn có những điểm khác nhau như sau:

Tiêu chíSáp nhập doanh nghiệpMua bán doanh nghiệp
Hình thức thực hiệnToàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ được gộp chung với tài sản của doanh nghiệp sáp nhậpKhông nhất thiết toàn bộ mà đôi khi chỉ là một bộ phần tài sản của doanh nghiệp bị mua lại phải gộp chung với tài sản của doanh nghiệp mua lại.
Hệ quả pháp lýSau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị sáp nhập.Sau khi hợp đồng có hiệu lực, công ty bị mua lại sẽ chấm dứt hoạt động đối với phần bị mua lại, công ty mua lại được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của phần công ty bị mua lại.

4. Kết luận

Phân biệt giữa mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là quan trọng để đưa ra quyết định thông minh trong chiến lược kinh doanh của bạn. Mỗi lựa chọn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đều đem lại những lợi ích riêng và đòi hỏi kế hoạch chi tiết.

Việc hiểu rõ về khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định M&A hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư Stars Capital

Văn phòng giao dịch: Toà Vinaconex2, đường Nghiêm Xuân Yêm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội

  • Điện thoại: 0963307675
  • [email protected]
  • Khách hàng cần tư vấn về thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, mã cổ phiếu tiềm năng tại nhóm Zalo: Stars Capital Tư Vấn Chứng Khoán
  • Khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính cần tư vấn về giải pháp về dòng tiền, cần cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trao đổi tại nhóm Zalo: Stars Capital – Cơ Cấu Doanh Nghiệp