Những điều cần biết về thủ tục mua bán doanh nghiệp thực phẩm

nhung-dieu-can-biet-ve-thu-tuc-mua-ban-doanh-nghiep-thuc-pham

Stars Capital – Nắm rõ những điều cần biết về thủ tục mua bán doanh nghiệp thực phẩm sẽ giúp thương vụ giao dịch diễn ra một cách suôn sẻ, thành công mỹ mãn.

Bài viết liên quan:

Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân

Tổng hợp tất cả các hình thức mua bán doanh nghiệp và những lưu ý

Mua bán doanh nghiệp là gì?

Mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phổi cho bên nhận chuyển nhượng, dẫn đến bên nhận chuyển nhượng có quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua lại.

nhung-dieu-can-biet-ve-thu-tuc-mua-ban-doanh-nghiep-thuc-pham

Những điều cần biết về thủ tục mua bán doanh nghiệp thực phẩm

Quy trình mua bán doanh nghiệp thực phẩm

Quy trình mua bán doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và pháp lý. Dưới đây là hướng dẫn về quy trình mua bán doanh nghiệp thực phẩm:

+ Xác định mục tiêu: Xác định loại doanh nghiệp thực phẩm bạn muốn mua và xác định rõ mục tiêu kinh doanh của bạn.

+ Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về thị trường thực phẩm, cạnh tranh, và khả năng tăng trưởng trong ngành.

+ Tìm kiếm doanh nghiệp: Tìm kiếm các doanh nghiệp thực phẩm đang được bán hoặc tiềm năng để mua. Có thể sử dụng các dịch vụ môi giới hoặc trang web chuyên về mua bán doanh nghiệp.

+ Đàm phán và đánh giá: Bắt đầu đàm phán với chủ sở hữu hiện tại và đảm bảo đưa ra đề nghị mua bán cụ thể. Cần tiến hành đánh giá kỹ thuật, tài chính và pháp lý của doanh nghiệp để đảm bảo rằng bạn hiểu rõ mọi khía cạnh của nó.

+ Hợp đồng mua bán: Sau khi các điều khoản đã được thỏa thuận, bạn cần lập hợp đồng mua bán chính thức và đảm bảo rằng nó bao gồm tất cả các điều khoản quan trọng.

+ Thực hiện kiểm tra pháp lý: Đảm bảo rằng bạn tuân theo tất cả các quy định pháp lý liên quan đến mua bán doanh nghiệp thực phẩm trong quốc gia hoặc khu vực của bạn. Điều này bao gồm việc kiểm tra các giấy tờ, giấy phép, và tuân thủ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Thực hiện đánh giá tài chính: Xác định giá trị thực sự của doanh nghiệp thực phẩm bằng cách xem xét tài chính, dự án tương lai, và các yếu tố tài chính khác.

+ Chuyển giao doanh nghiệp: Sau khi thỏa thuận mua bán, bạn cần chuẩn bị cho quá trình chuyển giao doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc quản lý chuyển nhượng tài sản, quản lý nhân sự, và đảm bảo rằng doanh nghiệp vận hành mà không bị gián đoạn quá nhiều.

+ Thực hiện giao dịch và công bố: Khi tất cả các điều khoản đã được đáp ứng, bạn có thể thực hiện giao dịch mua bán và công bố chính thức về sự thay đổi sở hữu của doanh nghiệp.

+ Theo dõi và quản lý: Sau khi mua bán đã hoàn tất, bạn cần theo dõi và quản lý doanh nghiệp thực phẩm để đảm bảo rằng nó phát triển và hoạt động một cách hiệu quả.

Thủ tục mua bán doanh nghiệp thực phẩm 

Mua bán doanh nghiệp tư nhân

Theo các quy định pháp luật Việt Nam, chỉ có doanh nghiệp tư nhân mới được phép bán toàn bộ. Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp của mình cho người khác.

Các bạn thực hiện thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân theo các bước dưới đây:

Bước 1: Thực hiện mua bán doanh nghiệp với người mua

+ Soạn thảo Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

+ Xác định người mua có đủ quyền lực và không gặp hạn chế theo quy định Luật Doanh nghiệp.

+ Hoàn tất các tài liệu chứng minh giao dịch (giấy biên nhận tiền, biên bản thanh lý hợp đồng, đăng ký doanh nghiệp cho người mua).

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

Sau khi tiến hành mua bán, sẽ phải thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Người mua doanh nghiệp tư nhân chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (theo Phụ lục II-3 kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).

+ Bản sao chứng thực cá nhân (thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) của người mua.

+ Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh việc chuyển nhượng.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Người mua doanh nghiệp tư nhân gửi gửi hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả

+ Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

+ Nhận giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký mới cho doanh nghiệp.

Mua bán công ty TNHH

Bước 1: Ký hồ sơ chuyển nhượng vốn góp và thanh toán giá trị chuyển nhượng

+ Hai bên thỏa thuận về giá chuyển nhượng và ký hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.

+ Đối với cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có thể thanh toán qua hai hình thức: chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán bằng tiền mặt.

+ Đối với tổ chức là doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn không được sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, kê khai thuế thu nhập cá nhân

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi đăng ký kinh doanh, công ty có nghĩa vụ thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh;

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng, cá nhân hoặc công ty phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân chuyển nhượng tại cơ quan thuế quản lý.

Hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp

+ Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty;

+ Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty;

+ Quyết định của chủ sở hữu công ty;

+ Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

+ Bản công chứng Giấy tờ chức thực cá nhân của cá nhân người nhận chuyển nhượng hoặc Giấy tờ pháp lý của tổ chức nhận chuyển nhượng;

+ Ủy quyền nộp hồ sơ; giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ công chứng.

Bước 3: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh hoàn thành thủ tục chuyển nhượng công ty

Nhận được kết quả trong thời gian 06-08 ngày làm việc đối với thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, 06-10 ngày làm việc đối với thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân.

Các bên mua, bán bàn giao tài liệu theo quy định tại hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.

Mua bán công ty cổ phần

Bước 1: Kiểm tra thông tin CTCP dự định mua

Tổ chức, cá nhân mua lại CTCP trước khi mua cần kiểm tra thông tin của công ty, cụ thể:

+ Thông tin về tình trạng hoạt động của công ty;

+ Tình trạng sử dụng người lao động, bảo hiểm của người lao động;

+ Thông tin về thuế: Kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, hóa đơn đầu vào, đầu ra, doanh thu công ty trong quá trình hoạt động , báo cáo tài chính và các chứng từ kế toán khác…;

+ Nghĩa vụ thuế của công ty: Kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ thuế, báo cáo thuế, các khoản nợ thuế (nếu có), tình hình quyết toán thuế của công ty.

Lưu ý: Để tránh rủi ro khi mua lại công ty cổ phần, tổ chức, cá nhân mua lại nên yêu cầu công ty thực hiện thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế quản lý.

Bước 2: Chuyển nhượng cổ phần

Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện qua hai phương thức: bằng hợp đồng chuyển nhượng giữa cá nhân, tổ chức chuyển nhượng và cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần Quý khách hàng cần lưu ý các nội dung sau:

+ Đối với cá nhân chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế) với cách tính thuế như sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần  x  Thuế suất 0,1%

Lưu ý: Thời hạn nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân là 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng.

+ Đối với tổ chức là pháp nhân khoản thu từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần sẽ được tính vào thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai vào tờ khai tạm tính theo quý và quyết toán theo năm.

Bước 3: Hoàn tất thủ tục

+ Tiến hành lập biên bản xác nhận chuyển nhượng cổ phần.

+ Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng.

+ Tiến hành chỉnh sửa thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông.

+ Đăng ký thay đổi cổ đông với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP hiện nay cơ quan đăng ký kinh doanh không quản lý việc thay đổi cổ đông do chuyển nhượng cổ phần nên doanh nghiệp không phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp chỉ thực hiện chuyển nhượng cổ phần trong nội bộ công ty và thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty. Doanh nghiệp phải thông báo thay đổi nội dung này với cơ quan đăng ký kinh doanh để cấp lại Đăng ký kinh doanh. Hồ sơ thay đổi gồm:

+ Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông;

+ Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông;

+ Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;

+ Văn bản ủy quyền để nộp hồ sơ thay đổi;

+ Văn bản pháp lý liên quan khác.

Nộp hồ sơ và lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp

+ Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi đăng ký kinh doanh;

+ Doanh nghiệp nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật: 100.000 đồng/ lần;

+ Hồ sơ kê khai thuế sẽ nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Kết luận

Mua bán doanh nghiệp thực phẩm đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đối với các quy định pháp lý và chất lượng sản phẩm. Việc nắm vững các thủ tục và yêu cầu trong quá trình này sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro pháp lý và tài chính, đồng thời xây dựng nền tảng cho một doanh nghiệp thực phẩm thành công.

Hy vọng rằng thông qua bài viết “Những điều cần biết về thủ tục mua bán doanh nghiệp thực phẩm”, bạn đã có cái nhìn tổng quan về những điều cần biết khi mua bán doanh nghiệp thực phẩm.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư Stars Capital

Văn phòng giao dịch: Toà Vinaconex2, đường Nghiêm Xuân Yêm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội

  • Điện thoại: 0963307675
  • stargroups488@gmail.com
  • Khách hàng cần tư vấn về thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, mã cổ phiếu tiềm năng tại nhóm Zalo: Stars Capital Tư Vấn Chứng Khoán
  • Khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính cần tư vấn về giải pháp về dòng tiền, cần cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trao đổi tại nhóm Zalo: Stars Capital – Cơ Cấu Doanh Nghiệp