Nhận định cổ phiếu PVT: Tiềm năng lớn giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024?

Nhận định cổ phiếu PVT: Tiềm năng lớn giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024?

Stars Capital – Chứng khoán MBS đã cập nhật kết quả kinh doanh và phân tích tiềm năng, nhận định cổ phiếu PVT của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí.

Cổ phiếu cần quan tâm: Vì sao cổ phiếu GMD (Gemadept) tăng mạnh trong thời gian qua?

Nhận định cổ phiếu VPB: Vốn điều lệ VPB dẫn đầu hệ thống ngân hàng, có nên mua cổ phiếu VPB?

Nhận định cổ phiếu VCB 2023: Lựa chọn an toàn trong bối cảnh nhiều thách thức

Giá cước cao tiếp tục thúc đẩy biên lợi nhuận gộp mảng vận tải dầu thô trong Q3/23

Trong Q3/23, doanh thu của PVT tăng 9.4% so với cùng kỳ (svck) do tăng trưởng doanh thu mảng hoạt động cốt lõi là vận tải. Biên lợi nhuận gộp mảng vận tải dầu thô duy trì ở mức cao nhờ giá cước tái ký cao khiến lợi nhuận gộp tăng trưởng 24.4% svck.

Đáng chú ý, doanh thu tài chính tăng 71.9% svck nhờ giá trị tiền gửi tăng cao nhưng không đủ bù đắp phần tăng của chi phí tài chính và giảm từ lợi nhuận khác (thanh lý tàu) khiến lợi nhuận ròng trong Q3/2023 giảm 8% svck.

Lũy kế 9T2023, PVT ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 740 tỷ đồng, tăng 17.4% svck và hoàn thành 85% dự phóng cả năm của MBB.

Triển vọng giai đoạn 2023-2024

Triển vọng mảng vận tải dầu thô tươi sáng trong năm 2024 do kỳ vọng giá cước duy trì ở mức cao

Giá cước vận tải dầu thô trên thế giới trong giai đoạn 2023-2024 vì nhu cầu tấn – dặm tăng và nguồn cung hạn chế. Cụ thể, theo IEA, trong năm 2024 Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu dầu thô từ Brazil và Mỹ – vốn được vận chuyển trên các tàu VLCC với hải trình lớn hơn so với nhập khẩu từ Trung Đông. Nhu cầu vận tải dầu thô tăng nhanh hơn nguồn cung (số lượng tàu đóng mới ít, tốc độ di chuyển chịu ảnh hưởng từ các quy định EEXI và CII) sẽ là nhân tố giúp giá cước vận tải dầu thô duy trì cao trong thời gian tới.

Năm 2024, nhà máy lọc dầu Dung Quất (thuộc CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn – BSR) dự kiến sẽ bảo dưỡng khoảng 50 ngày. Tuy nhiên, MBS cho rằng triển vọng tích cực của mảng vận tải dầu thô sẽ không bị ảnh hưởng vì trong quá trình bảo dưỡng, các nhà máy không ngừng hoàn toàn và PVT vẫn có thể vận chuyển một số chuyến. Bên cạnh đó, giá cước vận tải và cho thuê tàu định hạn tiếp tục neo cao trên thị trường quốc tế, mặc dù có thể không cao như năm 2023.

Theo ước tính của MBS, doanh thu từ vận tải dầu thô của PVT sẽ tăng trưởng 9% trong năm 2023 và giảm 7% trong năm 2024, chiếm lần lượt 18% và 15% tổng doanh thu của PVT.

Biên lợi nhuận mảng vận tải dầu thô cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì tích cực trong năm 2024 nhờ giá cước tái ký cao. MBS dự báo biên lợi nhuận gộp mảng này sẽ tăng từ mức 17.2% trong 2022 lên mức 30.3% trong năm 2023 và 29.5% trong năm 2024 nhờ những tín hiệu tốt của giá cước. Tháng 11/2023, PVT tái ký hợp đồng vận tải dầu thô cho tàu Apollo (loại Aframax) với giá cước tương đương với Q3/2023, củng cố một phần quan điểm của chúng tôi về việc giá cước vận tải dầu thô tiếp tục neo cao trong năm 2024.

Vận tải dầu sản phẩm/hóa chất: Giá cước ổn định, đội tàu mở rộng nhanh

MBS kỳ vọng giá cước vận tải dầu sản phẩm/ hóa chất trong năm 2024 trên thế giới sẽ tăng do chênh lệch cung – cầu vận tải lớn hơn so với năm 2023.

Trong khi đó, cước vận tải của PVT được dự phóng duy trì ở mức cao do các hợp đồng vận tải dầu sản phẩm của PVT được ký với thời hạn 6 tháng (3+3) đến 1 năm và có tính ổn định hơn. Trên cơ sở đó, MBS dự phóng kết quả kinh doanh mảng vận tải dầu sản phẩm như sau:

MBS kỳ vọng doanh thu mảng vận tải dầu sản phẩm/ hóa chất của PVT sẽ tăng trưởng lần lượt 7% và 22% svck trong giai đoạn 2023- 2024, chủ yếu do đóng góp từ các tàu mới. Doanh nghiệp dự kiến mở rộng đội tàu dầu sản phẩm/hóa chất lên tới 33 tàu vào năm 2024, trong khi số lượng tàu dầu sản phẩm/hóa chất của PVT tính tới ngày 31/10/2023 là 22 tàu với tổng trọng tải khoảng 500,000 DWT – tương đương 36% tổng trọng tải đội tàu của PVT hiện tại.

MBS kỳ vọng biên lợi nhuận gộp mảng này duy trì ổn định ở mức cao trong năm 2023-2024 do chênh lệch cung-cầu vận tải trên thế giới vẫn sẽ tiếp diễn, dự phóng thận trọng lần lượt ở mức 22.6% và 22.1%.

Nhận định cổ phiếu PVT: Tiềm năng lớn giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024?

PVT có nhiều triển vọng trong năm 2024

Vận tải LPG: Triển vọng giá cước không tích cực

MBS duy trì quan điểm so với báo cáo trước và cho rằng triển vọng giá cước vận tải LPG trong giai đoạn 2023-2024 sẽ không quá tích cực do tăng trưởng cung vượt quá tăng trưởng cầu thế giới.

Mặc dù giá cước có thế không tích cực, doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng đội tàu chở khí và có thể tăng đóng góp vào doanh thu, MBS dự phóng doanh thu mảng này sẽ tăng trưởng lần lượt 5% và 8% trong giai đoạn 2023-2024.

MBS cũng dự phóng thận trọng biên lợi nhuận gộp mảng này của PVT ở mức 16.3% và 16.1% trong giai đoạn 2023-2024 do ảnh hưởng từ giá cước vận tải khí thế giới

Kế hoạch mở rộng đội tàu đang từng bước được triển khai giúp tăng đóng góp vào doanh thu của mảng vận tải

Mục tiêu 85 tàu vào năm 2025

Tại báo cáo gần nhất, MBS đã đề cập đến kế hoạch đầu tư tàu được phê duyệt tại ĐHCĐ đầu năm 2023 của PVT với mục tiêu đội tàu đạt 47 tàu vào thời điểm cuối năm. Tính đến ngày 31/10/2023, đội tàu của PVT đã đạt 51 tàu và vượt xa con số mục tiêu đề ra đầu năm. Tuy nhiên, trong năm 2023, doanh nghiệp đã đặt kế hoạch tham vọng hơn với mục tiêu 85 tàu vào năm 2025, tập trung vào mở rộng đội tàu dầu sản phẩm/hóa chất. Nếu kế hoạch này được thực hiện, doanh thu từ mảng vận tải của PVT sẽ tăng trưởng đáng kể nhờ tăng khả năng khai thác trên thị trường cho thuê tàu định hạn quốc tế.

Tuy nhiên, vì một số rủi ro liên quan tới tỷ giá và chi phí tài chính, MBS cho rằng kế hoạch mở rộng đến 85 tàu của PVT sẽ khó được thực hiện đúng tiến độ. Trong kịch bản của MBS, PVT sẽ có tổng cộng 51 tàu vào năm 2023, 75 tàu vào năm 2025 (88% kế hoạch) và hoàn thành mở rộng đến 85 tàu vào năm 2028.

Giá tàu cao cùng tỷ lệ đòn bẩy tăng ảnh hưởng kế hoạch mở rộng đội tàu

Kế hoạch nói trên của PVT, để thực hiện được, cần chú ý rất nhiều đến tình hình tài chính của công ty, nhất là trong điều kiện giá các loại tàu chở hàng lỏng đang ở mức khá cao so với trung bình 10 năm gần nhất, mặc dù đã giảm từ mức đỉnh vào đầu năm 2023. Doanh nghiệp thực hiện kế hoạch dưới cả hai hình thức mua trực tiếp và thuê mua BBHP (bareboat hire purchase), theo đó hình thức BBHP sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính lên doanh nghiệp nhờ phân bổ chi phí định kỳ hợp lý.

Tính đến hết Q3/2023, nợ vay dài hạn của PVT đã tăng lên mức 4,674 tỷ đồng (+52.9% svck, +53.2% so với quý trước) mặc dù lãi suất tham chiếu giảm, kéo theo chi phí lãi vay tăng 27% svck. Nếu thực hiện mở rộng đội tàu với tốc độ nhanh như dự kiến, nợ vay của PVT sẽ tiếp tục tăng mạnh để phục vụ nhu cầu đầu tư tài sản cố định, gây ra tăng chi phí lãi vay và ảnh hưởng một phần tới lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc tăng cường hoạt động trên thị trường quốc tế cũng sẽ khiến PVT chịu rủi ro tỷ giá lớn hơn.

Vì các lý do liên quan tới rủi ro tài chính nói trên, MBS cho rằng kế hoạch mở rộng đến 85 tàu của PVT sẽ khó được thực hiện đúng tiến độ. Trong kịch bản của MBS, doanh nghiệp sẽ có tổng cộng 51 tàu vào năm 2023, 75 tàu vào năm 2025 (88% kế hoạch) và hoàn thành mở rộng đến 85 tàu vào năm 2028.

Điều chỉnh dự phóng 2023-2024

MBS điều chỉnh tăng dự phóng lợi nhuận 2023-24 nhờ giá cước vận tải dầu khí tích cực.  Theo đó, công ty chứng khoán này đã  dự phóng lợi nhuận ròng năm 2023 và 2024 của PVT sẽ lần lượt đạt 1,055 tỷ đồng (+23% svck) và 1,133 tỷ đồng (+7% svck) với động lực chủ yếu từ nhóm vận tải dầu thô.

Theo đó, MBS cũng điều chỉnh tăng EPS năm 2023 – 2024 của PVT thêm 20.5% – 21.2% so với dự báo cũ vì tăng biên lợi nhuận gộp mảng vận tải dầu thô thêm 12.8 điểm % – 12.7 điểm % so với dự phóng cũ do giá cước tích cực hơn. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng chi phí tài chính thêm 32.3% và 70% để phản ánh nợ vay tăng phục vụ kế hoạch mở rộng đội tàu của PVT.

Duy trì khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 30,100 đồng/cổ phiếu

MBS sử dụng 2 phương pháp FCFF và EV/EBITDA để đưa ra giá trị hợp lý của cổ phiếu PVT là 30,100 VND/CP (+ 12.2% so với báo cáo trước).

Giá mục tiêu tăng chủ yếu dựa trên việc MBS chuyển mô hình DCF sang năm sau. Theo đó, MBS tăng dự phóng EPS 2023-2024 thêm 20.5% và 21.2%.

Tuy nhiên, cổ phiếu PVT cũng có thể đối mặt với rủi ro giảm giá khi giá cước vận tải tái ký cho nửa cuối năm 2024 thấp hơn dự kiến và chi phí tài chính ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều hơn dự kiến.

Trên thị trường chứng khoán, mở cửa phiên giao dịch ngày 30/11/2023, giá cổ phiếu PVT hôm nay có mốc tham chiếu là 26.000 đồng/cổ phiếu.