Nhận định cổ phiếu PLX: Kỳ vọng từ những động lực tăng giá nào?

Nhận định cổ phiếu PLX: Kỳ vọng từ những động lực tăng giá nào?

Stars Capital – Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (Vietcombank Scurities: VCBS) đã có những phân tích, nhận định về cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Dự đoán cổ phiếu Vinamilk: Cổ phiếu VNM trên đà hồi phục, khuyến nghị giá mục tiêu 82.600 đồng

Cổ phiếu cần quan tâm: Khuyến nghị mua bán cổ phiếu QNS trong kỳ vọng giá đường tăng mạnh

Stars Capital cung cấp dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

Cập nhật kết quả kinh doanh

KQKD Q3.2023 có sự phân hóa với DT giảm nhẹ 2% yoy, LNST tăng mạnh gấp 4 lần so

cùng kỳ, đạt 729 tỷ đồng. Lợi nhuận trong kỳ tăng mạnh chủ yếu lợi nhuận từ hoạt động
tài chính tăng từ kết quả thoái vốn của công ty tại PGB khoảng 645 tỷ đồng.
KQKD 9 tháng: Doanh thu đạt 206 nghìn tỷ đồng (-9% yoy), LNST đạt 2,3 nghìn tỷ đồng
(+359% yoy), lần lượt hoàn thành 108% và 71% KH năm 2023.
Một số triển vọng của doanh nghiệp
Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu dự kiến cho đến cuối năm 2024, có thể hỗ trợ PLX duy rì sản lượng cao vì điều này có thể kích thích tiêu dùng.
Bộ Tài chính đã đề xuất tiếp tục áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2024 như mức thuế bảo vệ môi trường thực hiện trong năm 2023. Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol): giảm 2.000 đồng/lít, nhiên liệu bay giảm 2.000 đồng/lít, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít, dầu mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg, dầu hỏa giảm 400 đồng/lít.
Việc duy trì thuế bảo vệ môi trường năm 2024 như năm 2023 mà không quay trở lại mức kịch khung sẽ góp phần ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước, từ đó góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời sẽ có thể gián tiếp mang lại lợi ích cho ngành xăng dầu thông qua duy trì sản lượng cao vì điều này kích thích tiêu dùng.
Thiếu hụt nguồn cung tại trung nguồn sẽ giảm trong Q4 khi NSR hoàn thành bảo dưỡng, tỷ trọng nhập khẩu giảm so với Q3. Tỷ trọng nhập khẩu trong năm 2024 dự báo giảm so với năm 2023 do thời gian bảo dưỡng định kỳ của NMLD Dung Quốc ít hơn và nguồn cung thấp hơn NMLD Nghi
Sơn.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSR) đã hoạt động ổn định trở lại sau 55 ngày bảo dưỡng định kỳ kể từ 11/10, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn tiếp tục duy trì sản xuất tối đa các mặt hàng xăng dầu và có khả năng xuất bán 1,57 triệu tấn xăng dầu các loại trong hai tháng cuối năm 2023. Nguồn cung nội địa từ hai nhà máy Nghi Sơn và Bình Sơn (BSR) sẽ đảm bảo duy trì ổn định 65% – 70% nhu cầu trong nước, đảm bảo ổn định nguồn cung tại trung nguồn, giảm tỷ trọng nhập khẩu, góp phần làm giảm chi phí nhập khẩu và cải thiện BLNG cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu như PLX, OIL,..
Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tạm thời ngừng hoạt động trong khoảng 50 ngày để tiến hành bảo dưỡng định kỳ, dự kiến diễn ra từ tháng 3 và 4 năm 2024. Tỷ trọng nhập khẩu trong năm 2024 dự báo giảm so với năm 2023 do thời gian bảo dưỡng định kỳ của NMLD Dung Quốc ít hơn và nguồn cung thấp hơn NMLD Nghi Sơn.
Tương tự khoảng thời gian NMLD Nghi Sơn ngưng hoạt động 55 ngày để bảo dưỡng định kỳ, trong thời gian NMLD Dung Quốc dừng bảo dưỡng trong năm 2024, PLX sẽ tăng nhập khẩu xăng dầu các nước Asean và khu vực Châu Á, với giá xăng nhập cạnh tranh để tiết kiệm chí phí mà vẫn có thể đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước.
nhan-dinh-co-phieu-plx-ky-vong-tu-nhung-dong-luc-tang-gia-nao
Cổ phiếu PLX có nhiều kỳ vọng tăng giá nhờ nguồn cung ổn định
Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu trong năm 2024 dự báo giảm so với năm 2023 do thời gian bảo dưỡng định kỳ của NMLD Dung Quốc ít hơn (50 ngày so với 55 ngày của Nghi Sơn) và sản lượng thấp hơn NMLD Nghi Sơn. Thị trường phân phối xăng dầu Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng trưởng về dài hạn (Đã cập nhật trong báo cáo ngày 22/08/2023).
Ngành hàng không Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2024 là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu Jet A1
Hiện tại, có hai đơn vị chính cung cấp nhiên liệu máy bay tại Việt Nam, trong đó công ty con PLX (CTCP Nhiên liệu bay Petrolimex – PA) chiếm hơn 30% tổng thị phần. Mảng nhiên liệu bay đóng góp 5% trong tổng DT của PLX nhưng LNTT đóng góp tỷ trọng gần 10%. Sản phẩm nhiên liệu bay Jet A1 trong 9T.2023 có mức tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm cao so với cùng kỳ, đến từ sự khởi sắc trở lại của ngành hàng không Việt Nam. Ngành hành không phục hồi mạnh với triển vọng thuận lợi là đại dịch COVID-19 kết thúc trên thế giới và giá nhiên liệu giảm trong năm 2023, 2024. Hiệp hội các hãng hàng không quốc tế (IATA) dự báo vận chuyển khách hàng nội địa và quốc tế sẽ sớm hồi phục trở lại mức trước dịch. Theo đó, so với năm 2019, lượng khách nội địa sẽ đạt 103% vào năm 2023, 111% vào năm 2024 và 118% vào năm 2025. Tuy nhiên việc thu hút khách quốc tế vẫn chưa thể đột phá, có thể đến năm 2024-2025 lượng khách vẫn chưa quay về mức trước dịch do các thị trường khách du lịch truyền thống lớn như Trung Quốc chưa phục hồi, Hàn Quốc đang bão hòa.
Gia tăng kinh doanh các hoạt động phi xăng dầu trên mỗi cửa hàng xăng dầu.
Kế hoạch đầu tư công vào cơ sở hạ tầng giao thông sẽ là động lực dẫn dắt chính cho mảng kinh doanh hóa dầu trong năm 2024.  Mảng kinh doanh hóa dầu đóng góp 3%-4% doanh thu và lợi nhuận gộp cho PLX. Công ty nhựa đường sẽ hưởng lợi nhiều hơn nhờ các dự án đầu tư công trong năm 2024. Mảng kinh doanh hóa dầu của PLX đứng đầu thị trường, với lợi thế về mạng lưới kho bãi, năng lực sản xuất đứng đầu thị trường và kinh nghiệm thực hiện thầu lâu năm. Đầu tư công vẫn sẽ được Chính Phủ chú trọng trong năm 2024, chủ yếu tập trung vào dự án Cao tốc Bắc Nam, 729km đường cao tốc tại dự án Cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 cũng sẽ đi vào vận hành lần lượt trong giai đoạn 2023-2025, cùng nhiều dự án lớn đang ở giai đoạn chuẩn bị triển khai hoặc mới khởi công như 5 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông (giai đoạn 1), sân bay Long Thành. Việt Nam đặt mục tiêu có khoảng hơn 3.000 km đườn cao tốc vào năm 2025, tăng từ mức hơn 1.700 km vào giữa năm 2023.
Định giá cổ phiếu PLX
Mảng kinh doanh xăng dầu
Giá bán xăng dầu: Giá dầu FO kỳ vọng biến động tương quan với giá dầu Brent được dự báo bởi EIA. EIA dự báo dầu Brent giao ngay trung bình năm 2023 và 2024 lần lượt là 84,09 USD/thùng (-18% yoy) và 86,48 USD/thùng (+3% yoy).
Về sản lượng phân phối: Điểm sáng trong triển vọng kinh doanh của PLX đến từ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu được dự báo phục hồi và tăng thêm thị phần từ các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Theo PVN, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước được dự báo tăng 25 triệu tấn/năm vào năm 2025 và 33 triệu tấn/năm vào năm 2023, đạt CAGR = 5,5%/năm.
Biên lợi nhuận gộp: Tình hình nguồn cung xăng dầu cơ bản ổn định, cửa hàng COCO chiếm tỷ trọng hơn 50% là lợi thế của PLX khi chi phí kinh doanh định mức được điều chỉnh tăng sẽ hỗ trợ tăng lợi nhuận trên mỗi lít xăng là những yếu tố cải thiện biên lợi nhuận gộp trong năm 2023 và 2024.
Do đó, PLX duy trì giả định sản lượng tiêu thụ năm 2023- 2027 tăng 5,5%/năm để phản ánh sản lượng bán hàng của PLX ngày càng tăng do tăng thị phần từ các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi giấy phép hoạt động do không đủ điều kiện kinh doanh và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng tăng trong dài hạn.
Doanh thu năm 2023, 2024 được VCBS  điều chỉnh tăng 10% so với dự báo trước đó chủ yếu do tăng dự báo giá dầu của EIA và thay đổi ước tính giá bán xăng dầu cơ sở do tăng chi phí kinh doanh định mức, giảm thuế nhập và giảm thuế bảo vệ môi trường theo đề xuất của BTC.
Biên lợi nhuận gộp được chúng tôi điều chỉnh giảm 0,7 dpt so với dự báo trước đó. Lý do chính cho việc VCBS điều chỉnh dự báo BLNG cả năm của doanh ghiệp là do (1) PLX tăng trích lập dự phòng phản ánh nguy cơ giá dầu giảm vào đầu tháng 10 so với cuối tháng 9 và (2) nguồn cung thiếu ổn định trong quý 3 khiến BLNG giảm.
Theo VCBS, PLX vẫn là cổ phiếu có cơ bản tốt được lựa chọn nhóm ngành xăng dầu và được đánh giá triển vọng khả quan khi nguồn cung xăng dầu ổn định và thay đổi trong công thức điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức được điều chỉnh tăng sẽ hỗ trợ tăng lợi nhuận trên mỗi lít xăng, giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp PLX năm 2024. Với dự báo giá dầu tăng trong Q4 và neo cao trong năm 2024 do căng thẳng chiến tranh Trung Đông sẽ mang lại lợi ích cho PLX trong ngắn hạn khi có tồn kho giá thấp do hiệu ứng trễ giữa tồn kho 20 ngày và điều chỉnh giá bán 10 ngày theo giá thị trường. Tuy nhiên, PLX nhận được lợi nhuận quy định cố định trên mỗi lít phân phối, môi trường giá dầu ổn định quan trọng hơn mức giá dầu.
Với giả định giá dầu Brent cho năm 2023 ở mức 84 USD/thùng dựa theo dự báo của EIA (báo cáo tháng 10). VCBS tăng dự phóng doanh thu 2023 10% so với dự báo trước đó đạt 281.653 tỷ đồng (-7% yoy). Biên lợi nhuận gộp được chúng tôi điều chỉnh giảm 0,7 dpt so với dự báo trước đó, LNST năm 2023F đạt 4.013 tỷ đồng (110% yoy) (đã bao gồm khoản lợi nhuận đột biến từ thoái vốn PGB).
Cho năm 2024F, VCBS giả định giá dầu Brent 86,5 USD/thùng dựa theo dự báo của EIA (báo cáo tháng 10) và dự phóng doanh thu năm 2024 là 296.025 tỷ đồng (5% yoy), LNST đạt 3.828 tỷ đồng (-5% yoy).
VCBS hạ giá mục tiêu của PLX 6% so với dự báo ngày 22/08/2023 còn 42.759 đồng/cp tương đương triển vọng tăng 28% so với giá hiện tại ngày 10/11/2023. Do đó, công ty chứng khoán này đã khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PLX.
Tuy nhiên, cổ phiếu PLX cũng có thể gặp một số rủi ro giảm giá.
Cụ thể, rủi ro về giá dầu biến động giảm. Với đặc thù hoạt động kinh doanh phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng hai mươi (20) ngày cung ứng. Và giá bán lẻ xăng dầu trong nước được điều chỉnh 10 ngày 1 lần. Do đó việc duy trì tồn kho sẽ gây áp lực gia tăng trích lập dự phòng cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh giá dầu biến động giảm.
Tiếp theo là rủi ro về việc gián đoạn chuỗi cung ứng.  Sự gián đoạn nguồn cung bất thường từ NSR đã xảy ra trong năm 2021, 2022 và có thể sẽ lặp lại trong các năm tiếp theo. Việc gián đoạn nguồn cung từ NSR sẽ không đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước. PLX với vai trò đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia sẽ buộc phải tìm các nguồn cung thay thế tức thời khác như nhập khẩu xăng dầu. Trong khi đó nguồn cung dầu mỏ toàn cầu vẫn gián đoạn kể từ sau chiến tranh Nga – Ukraine. Do đó đối với những gián đoạn nguồn cung bất thường sẽ khiến PLX thay đổi kế hoạch về nguồn cung và nhập khẩu xăng dầu với giá giao ngay giá cao. Điều này sẽ khiến chi phí đầu vào của PLX tăng như năm 2022.
Rủi ro chuyển dịch từ ô tô chạy bằng xăng, dầu sang xe điện khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm. Xu hướng sử dụng xe điện ngày càng nở rộ tại nhiều quốc gia đang tác động không nhỏ vào nhu cầu tiêu thụ xăng dầu. Việt Nam cũng đang từng bước chuyển dịch sang xe điện theo xu hướng toàn cầu. Việc phát triển ô tô điện sẽ giảm thiểu khí thải, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí nhập khẩu xăng dầu và chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó giá pin đã giảm 20% trong thập kỷ qua, điều này sẽ tạo ra thị trường mới rộng lớn cho sự phát triển của xe điện. Tuy nhiên chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc vận hành xe điện khá tốn kém và cần thời gian. Để hạn chế ảnh hưởng, PLX và VinFast đã ký thỏa thuận hợp tác lắp đặt trạm sạc xe điện tại hệ thống CHXD của PLX trên toàn quốc để vừa cung cấp điện cho xe điện, vừa cung cấp xăng dầu.
Trên thị trường chứng khoán, mở cửa phiên giao dịch ngày 20/10, giá cổ phiếu PLX hôm nay ở mức tham chiếu là 33.500 đồng/cổ phiếu.