Stars Capital – Việc EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện lần thứ 2 trong năm có thể tác động đến kết quả kinh doanh của POW, PGV, NT2, QTP, HND, PC1, TV2, theo đó cổ phiếu ngành điện này sẽ được hưởng lợi.
Cổ phiếu cần quan tâm: Tự doanh gom mạnh cổ phiếu GEE trong “họ Gelex”
Nhận định thị trường chứng khoán tuần tới (13-17/11/2023): Chỉ số VN-Index có dấu hiệu hụt hơi
Stars Capital cung cấp dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán
Giải pháp tài chính cơ cấu doanh nghiệp và cơ cấu tái sản của Stars Capital
Cổ phiếu ngành điện đi ngược thị trường
Chốt phiên giao dịch ngày 10/11, chỉ số VN-Index giảm hơn 12 điểm về sát mốc 1.100 điểm với hàng loạt nhóm ngành chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, cổ phiếu ngành điện vẫn tăng mạnh. Cụ thể, NT2 (CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2) tăng hơn 3%; PC1 và GEX (CTCP Tập đoàn Gelex) tiến hơn 2%; QTP (CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh), TV2 (CTCP Tư vấn Xây dựng điện 2), REE (CTCP Cơ điện lạnh) cũng tăng gần 1%…
Trong bối cảnh những dự thảo về cơ chế tính giá bán lẻ điện mới đang được tích cực được hoàn thiện, ngày 9/11/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ bình quân lên 2.006 đồng/kWh, tăng tương ứng 4,5% so với mức giá bán lẻ hiện tại. Đây là đợt tăng lần thứ 2 trong năm nay, đưa giá điện tăng tổng cộng 7,6%.
Nhiều cổ phiếu ngành điện được hưởng lợi khi giá bán lẻ điện tăng
Trước đó, lần điều chỉnh giá điện gần nhất là vào ngày 4/5 với mức tăng 3%. Cùng với việc Quy hoạch điện 8 được phê duyệt, thời điểm đó, trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngành điện cũng thu hút sự quan tâm của dòng tiền đầu tư. Các cổ phiếu đại diện cho ngành như NT2, QTP, PPC (Nhiệt điện Phả Lại), HND (Nhiệt điện Hải Phòng), BCG (Bamboo Capital), ASM (Tập đoàn Sao Mai), GEX, GEG (Điện Gia Lai)… đều đã tăng giá đáng kể. Trong đó, NT2 đã vượt đỉnh, QTP cũng tiến gần sát mức giá cao nhất đã xác lập.
Công ty chứng khoán kỳ vọng gì ở cổ phiếu ngành điện?
Chứng khoán MBS
Theo Chứng khoán MBS, quyết định tăng giá đến khá bất ngờ nhưng cũng phần nào phản ánh thực trạng tình hình tài chính của EVN, đặc biệt khi doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận lỗ ròng 29.000 tỷ đồng trong 6 tháng năm 2023, ngay cả khi đã tăng giá bán điện 3% từ tháng 5.
Có thể thấy mức tăng hồi tháng 5/2023 là chưa đủ bù đắp các chi phí đầu vào, trong bối cảnh giá đầu vào các nguồn nhiệt điện (giá than, khí) đang neo ở mức cao hơn nhiều so với giai đoạn nền thấp trước 2021, càng trầm trọng hơn khi tỷ trọng sản lượng thủy điện – nguồn điện giá rẻ đạt mức rất thấp khi pha thời tiết không ủng hộ trong 6 tháng cao điểm đầu năm.
MBS đánh giá đợt tăng giá sẽ làm giảm đi những áp lực tài chính cho EVN, tuy nhiên, đây vẫn là mức chưa đủ giúp cho EVN có lãi trong 2023. Cụ thể, ước tính chi phí sản xuất điện bình quân của EVN sẽ vào khoảng 2.098đ/kWh cho năm nay, cao hơn 92đ/kWh (4,5%) so với mức giá bán lẻ sau đợt tăng này.
Theo đó, giả định chi phí sản xuất không đổi, vẫn sẽ cần một đợt tăng giá nữa để EVN hoàn toàn thoát ra khỏi khó khăn. Tuy nhiên, nhìn sang các tháng cuối năm và 2024, nhóm phân tích cho rằng các yếu tố như giá than có dấu hiệu hạ nhiệt và pha thời tiết trung tính hơn trong nửa cuối 2024 sẽ hỗ trợ giảm chi phí, cộng hưởng với việc tăng giá bán lẻ điện, giúp cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
MBS cũng lưu ý vẫn còn nhiều dư địa để EVN tiếp tục tăng giá điện khi từ đầu năm, Bộ Công Thương đã chính thức điều chỉnh tăng khung xác định giá bán lẻ điện lên 1.826 – 2.444 đồng/kWh (tương đương dư địa tăng giá còn lại là 21%).
Ngoài ra, dự thảo về cơ chế tính giá điện mới nếu được thông qua sẽ là cơ sở để EVN tiếp tục tăng giá điện. Cụ thể, dự thảo quy định EVN được đề xuất điều chỉnh tăng, giảm giá theo biên độ mỗi 3 tháng, tương ứng với những thay đổi về chi phí sản xuất điện, sau khi đã được Bộ Công Thương rà soát và kiểm tra.
Tuy nhiên ở hiện tại, MBS hiểu rằng đưa ra quyết định tăng giá điện cần đánh giá đa yếu tố và thời điểm tăng giá bán điện lúc này, khi lạm phát đang được kiểm soát tốt và cao điểm tiệu thụ điện toàn quốc đi qua là một quyết định hợp lý.
Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong ngành điện, tình hình tài chính của EVN ảnh hưởng lên nhiều khâu trong chuỗi giá trị, bao gồm thanh toán cho các nhà máy phát điện, đầu tư các dự án nguồn điện, lưới điện truyền tải, đàm phán PPA với các nhà máy và tỷ trọng huy động các nguồn điện trong hệ thống. Trong hai năm 2022 – 2023, thị trường thấy được phần nào những tác động tiêu cực lên các kênh này.
Theo MBS, xu hướng khoản phải thu tăng mạnh từ các doanh nghiệp điện bắt đầu từ 2022, khi nền giá đầu vào thế giới bắt đầu tăng mạnh và EVN gặp khó khăn về tài chính. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp nhiệt điện nổi bật trên sàn như POW, PGV, NT2, QTP, HND ghi nhận mức tăng mạnh nhất do giá bán điện cao, đây cũng là những doanh nghiệp ghi nhận tỷ lệ phải thu/tổng tài sản cao trong ngành, chủ yếu là phải thu từ EVN.
Do đó, nhóm phân tích đánh giá việc EVN tăng giá điện sẽ làm giảm đáng kể xu hướng này từ cuối 2023 và sang năm 2024, hỗ trợ cải thiện dòng tiền kinh doanh (CFO) và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp này. Ngoài ra, việc EVN tăng giá điện cũng phần nào tạo dư địa lớn hơn để huy động từ các nguồn điện giá cao như than, khí, hỗ trợ triển vọng sản lượng của các nhà máy này phục hồi trong thời gian tới.
Mặt khác, khi tình hình tài chính của EVN được cải thiện, những doanh nghiệp xây lắp điện sẽ cũng được hưởng lợi. Giai đoạn 2022 – 2023 là giai đoạn rất khó khăn cho các doanh nghiệp xây lắp hạ tầng điện, hầu như không ký được hợp đồng xây lắp mới từ EVN, chính sách giá cho năng lượng tái tạo vướng mắc, và dòng tiền cho các dự án cũng bị gián đoạn.
Hầu như các doanh nghiệp ghi nhận kết quả doanh thu xây lắp thấp, giá trị backlog ký mới không cao khi EVN liên tục cắt giảm chi phí đầu tư, sửa chữa bảo dưỡng cho hệ thống điện. Theo đó, với nhu cầu công việc nhiều cho phát triển lưới điện, trung bình khoảng 1,5 – 1,6 tỷ USD hàng năm, EVN cần ổn định dòng tiền của mình để thực hiện hóa điều này. Theo đó, hoạt động xây lắp sẽ tích cực hơn và các doanh nghiệp nổi bật trên sàn như PC1, TV2 sẽ được hưởng lợi.
CTCP Chứng khoán Mirae Asset
Tuy nhiên các chuyên gia của CTCP Chứng khoán Mirae Asset lại cho răng việc tăng giá điện chưa tác động nhiều đến các doanh nghiệp sản xuất điện trong ngắn hạn bởi các thỏa thuận dài hạn khi ký hợp đồng mua bán điện với EVN. Điển hình như Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Quảng Ninh… những dự án lớn ký hợp đồng thỏa thuận trong 25 năm, giá mua bán điện được đàm phán qua từng giai đoạn.
Trong khi đó, Mirae Asset nhận định việc tăng giá điện có thể tác động tích cực đối với những doanh nghiệp phân phối điện do hợp đồng đã ký dài hạn với giá rẻ, nay bán giá cao, giúp lợi nhuận doanh nghiệp nhiều khả năng tăng.
Ở chiều ngược lại, việc tăng giá bán lẻ điện cũng ảnh hưởng đáng kể đến một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện như xi măng, hóa chất, luyện kim (thép), giấy.
Trong báo cáo đánh giá tác động của việc tăng giá điện hồi tháng 5, CTCP Chứng khoán Mirae Asset ước tính chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất thép, mức này cũng tương đương với doanh nghiệp thuộc ngành hóa chất. Riêng lĩnh vực xi măng chiếm khoảng 14-15% trên giá vốn hàng bán, trừ những doanh nghiệp lớn có lò quay xi măng thì chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng bán. Với doanh nghiệp sản xuất giấy, ước tính chi phí điện chiếm tỷ trọng thấp hơn một vài ngành khác, chiếm trung bình 4-5% trên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Thực tế, doanh nghiệp có thể chuyển chi phí điện tăng, bằng cách tăng giá bán cho người tiêu dùng qua đó có thể làm giảm ảnh hưởng việc gia tăng chi phí đầu vào. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng, giá điện tăng có thể ăn mòn một phần không nhỏ lợi nhuận.
Về dài hạn, giá điện bán lẻ tăng lên cùng sự phát triển của thị trường điện cạnh tranh sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán điện, phản ánh đúng tỷ lệ cung cầu trên thị trường điện.
Chứng khoán Vietcap (VCSC)
Trở lại với hiện tại, Chứng khoán Vietcap (VCSC) cho rằng mặc dù việc tăng giá điện lần này sẽ không mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà máy điện, nhưng sẽ có lợi cho các cổ phiếu ngành điện do việc tăng giá điện bán lẻ sẽ củng cố dòng tiền của các nhà máy điện.
Trong bối cảnh đó, VCSC khuyến nghị “Mua” cho cổ phiếu POW của Điện lực Dầu khí Việt Nam (giá mục tiêu 13.600 đồng/cp), NT2 (26.400 đồng/cp), REE (74.000 đồng/cp) và GEX (24.600 đồng/cp); khuyến nghị “Khả quan” cho PPC (giá mục tiêu 15.200 đồng/cp), PC1 (32.200 đồng/cp) và khuyến nghị “Phù hợp thị trường” cho HDG của Tập đoàn Hà Đô (giá mục tiêu 34.100 đồng/cp).
Trước đó, vào cuối tháng 10, VCSC cũng có báo cáo phân tích ngành điện và giữ nguyên ước tính về nhu cầu điện năm 2023 nhưng điều chỉnh giảm dự báo về nhu cầu điện năm 2024.
VCSC dự báo giá giá thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) năm 2023 là 1.561 đồng/kWh (tăng 1% so với cùng kỳ năm trước), năm 2024 ở mức 1.634 đồng/kWh (tăng 5%) và năm 2025 là 1.701 đồng/kWh (tăng 4%).
Theo VCSC, triển vọng thị trường thắt chặt, giá CGM cao hơn và giá điện bán lẻ cao hơn sẽ có lợi cho nhiệt điện than hơn so với nhiệt điện khí và thủy điện.
Trong khi đó, tại báo cáo đánh giá tác động của việc tăng giá điện hồi tháng 5, Mirae Asset nhận định việc tăng giá điện có thể tác động tích cực đối với những doanh nghiệp phân phối điện do hợp đồng đã ký dài hạn với giá rẻ, nay bán giá cao, giúp lợi nhuận doanh nghiệp nhiều khả năng tăng.
Chứng khoán Vietcombank đánh giá cao cổ phiếu PC1
Đáng chú ý, trong bối cảnh hiện nay, cổ phiếu PC1 đang được khá nhiều công ty chứng khoán đưa vào danh sách khuyến nghị.
Cụ thể, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá PC1 là doanh nghiệp dẫn đầu trong thi công xây lắp đường dây, trạm biến áp, tổng thầu EPC cho các dự án điện gió và đang mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác đầy tiềm năng như khai thác khoáng sản và đầu tư các dự án hạ tầng bất động sản khu công nghiệp.
Chưa kể, Quy hoạch điện 8 được phê duyệt sẽ mở ra quy mô thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp xây lắp điện nói chung và PC1 nói riêng.
Kết quả kinh doanh quý III/2023 của PC1 cho thấy hiệu quả kinh doanh của mảng khai thác quặng tốt hơn so với ước tính ban đầu của VCBS và kỳ vọng các mảng kinh doanh mới sẽ là động lực tăng trưởng chính cho PC1 trong năm 2024.
Cổ phiếu PC1 được kỳ vọng cao khi tăng giá điện bán lẻ
Do đó, VCBS nâng khuyến nghị từ “Trung lập” lên “Mua” đối với PC1 khi giá cổ phiếu này đã có mức giảm mạnh trong thời gian vừa qua và nâng mức giá mục tiêu lên mức 35.300 đồng/cp.
VCBS kỳ vọng mảng khai thác quặng Nikel sẽ là động lực tăng trưởng cho PC1 trong năm 2024 khi dự án vận hành trọn năm. Ngoài ra, Khu công nghiệp Yên Phong II-A (Bắc Ninh) có thể bắt đầu cho thuê từ quý IV/2023 góp phần hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận.
Tương tự, Chứng khoán Yuanta cũng cho rằng cổ phiếu PC1 là lựa chọn hàng đầu trong dài hạn trong mảng năng lượng tái tạo. PC1 là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi chính từ Quy hoạch điện 8.
Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng mới đã bắt đầu với PC1 khi lợi nhuận phục hồi trong quý III/2023. Cùng với đó là đòn bẩy kinh doanh ổn định.
Do đó, theo quan điểm của Yuanta, cổ phiếu PC1 có định giá hấp dẫn. Cụ thể, thị giá PC1 đã giảm 29% kể từ mức đỉnh do thị trường suy yếu sau đợt tăng 68% cho đến giữa tháng 10 khi cổ phiếu gần chạm mức giá mục tiêu 34.123 đồng/cp. PC1 hiện đang giao dịch tương ứng với P/B 2024 là 0,7x.
Thậm chí, Chứng khoán Vietcap (VCSC) còn nâng giá mục tiêu PC1 thêm 15% và điều chỉnh khuyến nghị từ “Phù hợp thị trường” lên “Khả quan” cho PC1.
Theo VCSC, giá mục tiêu PC1 là do nâng dự báo tổng lãi ròng giai đoạn 2023 – 2027 thêm 6% và tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá sang cuối năm 2024.
VCSC dự phóng tổng lãi ròng giai đoạn 2023 – 2027 của PC1 cao hơn chủ yếu do dự báo lãi ròng từ mảng Niken cao hơn 39% vì kết quả kinh doanh mảng này trong 9 tháng 2023 cao hơn dự kiến và giả định giá bán Niken trung bình tăng 6% trong giai đoạn 2024-2027, và VCSC điều chỉnh giảm dự phóng tổng chi phí bán hàng và quản lý (SG&A) giai đoạn 2023 – 2027 do kết quả chi phí SG&A thấp hơn dự kiến trong 9 tháng đầu năm.
“PC1 có định giá hấp dẫn với P/E dự phóng năm 2024 là 12,5 lần, tương ứng PEG 5 năm là 0,2 (dựa trên dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS giai đoạn 2023-2027 là 51%)”, VCSC phân tích.
Trên thị trường chứng khoán, PC1 đang là cổ phiếu thu hút được dòng tiền. Trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu này đã ghi nhận mức giảm 11,6% nhưng đã tăng trở lại tới 12,6% trong một tuần gần đây, lên mức 29.650 đồng/cp.
Nhà đầu tư cần giữ tâm lý thận trọng
Theo ông Lưu Chí Kháng, trưởng phòng tự doanh Công ty Chứng khoán Kiến Thiết, chia sẻ với nhà đầu tư tại một chương trình chứng khoán ngày 10/11, nhà đầu tư nên hết sự cẩn thận.
Ông Kháng cho rằng, việc tăng giá điện này không phải doanh nghiệp nào của ngành điện cũng được hưởng lợi. Bởi lẽ, các doanh nghiệp này đã ký hợp đồng với EVN trước đó rồi, thậm chí kéo dài theo từng lộ trình, từng hợp đồng. Việc tăng giá điện là để EVN bù lỗ với tỷ giá, than đá, sự cố môi trường… còn các doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung cấp điện với EVN thì tôi không kỳ vọng được hưởng lợi trong ngắn hạn.
Tuy nhiên trong dài hạn, nếu các hợp đồng được kỳ kết lại giữa các doanh nghiệp cung cấp điện và EVN với mức giá tăng thì các doanh nghiệp mới được hưởng lợi.
Các doanh nghiệp phân phối điện có phần khả quan hơn. Có thể họ sẽ được hưởng lợi khi đã ký với EVN với giá này nhưng lại phân phối lại với dân, doanh nghiệp với mức khác thì chênh được mức lợi nhuận nào đó.
Do đó, chuyên gia này không đặt nhiều kỳ vọng cho nhóm ngành này. Ông khuyến nghị nhà đầu tư nên cẩn thận, không nên mua đuổi ở mức giá cao nhất là khi nhóm này có kết quả kinh doanh không mấy sáng.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Stars Capital
Văn phòng giao dịch: Toà VinaConex2, Kim Văn, Kim Lũ, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0984 168 913
Khách hàng cần tư vấn về thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, mã cổ phiếu tiềm năng tại nhóm Zalo: Stars Capital Tư Vấn Chứng Khoán
Khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính cần tư vấn giải pháp về dòng tiền, cần cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu tài sản và dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết có thể trao đổi tại nhóm Zalo: Stars Capital – Cơ Cấu Doanh Nghiệp.