Cổ phiếu cần quan tâm – SHG: Thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Sông Hồng

Stars Capital – Cổ phiếu cần quan tâm hôm nay là SHG khi Nhà nước sẽ thoái vốn tại Tổng Công ty Sông Hồng.

Cổ phiếu cần quan tâm – PHP: Cảng Hải Phòng muốn thoái vốn tại MSB

Cổ phiếu cần quan tâm: Góc nhìn về cổ phiếu VNC khi SCIC muốn thoái toàn bộ vốn tại Vinacontrol

Tập đoàn PC1 (cổ phiếu PC1) sẽ bán 39% vốn Thủy điện Sông Gâm?

Stars Capital cung cấp dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

Theo thông tin mới cập nhật, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố kết quả phiên đấu giá cổ phần do Bộ Xây dựng nắm giữ tại Tổng Công ty CP Sông Hồng (HNX: SHG) diễn ra ngày 22/12 vừa qua. Theo đó, Bộ Xây dựng đã bán đấu giá thành công 13,24 triệu cổ phiếu SHG với giá 10.500 đồng/cp, ngang bằng giá khởi điểm, qua đó thu về gần 140 tỷ đồng và chính thức rời khỏi ghế cổ đông tại SHG.

Danh tính cổ đông lớn mới không được tiết lộ, chỉ biết rằng đó là một nhà đầu tư tổ chức đã mua 13,23 triệu cổ phiếu và một nhà đầu tư cá nhân đã mua 11.200 cổ phiếu.

Đây không phải lần đầu Bộ Xây dựng tiến hành thoái vốn khỏi Tổng công ty Sông Hồng. Trước đó, “công cuộc” thoái vốn Nhà nước từng được thực hiện vào năm 2020 nhưng đã bị tạm dừng vì vướng một số quy định. Thời điểm đó, mức giá được đưa ra là 10.000 đồng/cp, thấp hơn mức giá trong phiên đấu giá tới đây khoảng 4,8%.

Thương vụ thoái vốn này từng gặp nhiều thách thức do Tổng công ty Sông Hồng đang chìm trong thua lỗ và nợ nần. Tình cảnh “lay lắt” của Tổng công ty Sông Hồng cũng được phản ánh vào cổ phiếu SHG trên sàn chứng khoán với thị giá ở vùng “trà đá” và thanh khoản “èo uột”. Hiện tại, mã này đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do 2 năm tài chính liên tiếp gần đây không tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, bị âm vốn chủ sở hữu, hoạt động kinh doanh không có gì nổi bật…

Tình cảnh này trái ngược hoàn toàn so với quá khứ huy hoàng của Tổng công ty Sông Hồng, khi doanh nghiệp này góp mặt tại hàng loạt dự án trọng điểm của đất nước và các công trình xây dựng lớn như sân bay Nội Bài (Hà Nội), nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), nhà thi đấu đa năng TP. Đà Nẵng, dự án 165 Thái Hà (Hà Nội), nhà thi đấu thể dục thể thao Nam Định, dự án khu nhà máy chính và khu hành chính – nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh), các khu chung cư Kim Liên, Giảng Võ (Hà Nội)…

Cuối năm 2009, Tổng công ty Sông Hồng thực hiện đấu giá lần đầu (IPO) gần 7 triệu cổ phần với giá chốt là 22.290 đồng/cp, cao hơn 59% so với mức giá khởi điểm (14.000 đồng/cp), thành công cổ phần hoá. Từ đó đến nay, Bộ Xây dựng vẫn là cơ quan đại diện cho 49,04% phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, sau cổ phần hoá, chẳng những không thể tăng năng suất lao động, cải thiện sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sử dụng vốn… Tổng công ty Sông Hồng liên tục thua lỗ và nợ nần chồng chất, gây rủi ro mất vốn nhà nước. Năm 2018, doanh nghiệp lỗ kỷ lục 387,5 tỷ đồng.

Cổ phiếu cần quan tâm - SHG: Thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Sông Hồng

Bộ Xây dựng bán xong 13,2 triệu cổ phiếu SHG

Về hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2023 của Tổng công ty Sông Hồng cho thấy, doanh thu thuần hợp nhất chỉ đạt 3,859 tỷ đồng, trong đó không ghi nhận nguồn thu từ hoạt động xây lắp vốn làm nên tên tuổi của doanh nghiệp này. Sau khi trừ các khoản chi phí, Sông Hồng tiếp tục lỗ 26,9 tỷ đồng. Cùng với số lỗ 7 năm liên tiếp (2016 – 2022), lỗ lũy kế của Tổng công ty đến cuối quý II/2023 lên tới 1.292,8 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu âm 986,91 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn 1.723 tỷ đồng, vượt tài sản ngắn hạn 806,6 tỷ đồng.

Với kết quả như vậy, Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM – đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính bán niên 2023 của Tổng công ty Sông Hồng nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này.

Tổng công ty Sông Hồng là một trong những đơn vị thành viên đầu tiên của Bộ Xây dựng, được thành lập vào tháng 8/1958 với tên gọi Công ty Kiến trúc Việt Trì. Tháng 8/2006, doanh nghiệp này được chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ – con và lấy tên là Tổng công ty Sông Hồng. Cuối năm 2009, Tổng công ty được cổ phần hóa thành công. Tuy nhiên sau cổ phần hóa, Sông Hồng liên tục thua lỗ. Đặc biệt trong năm 2018, Tổng công ty lỗ kỷ lục 387,5 tỷ đồng.

Khó khăn được Tổng công ty Sông Hồng đưa ra tại đại hội đồng cổ đông thường niên hàng năm là công tác thu hồi vốn tại các công trình thi công, dẫn đến tồn đọng vốn lớn. Việc này ảnh hưởng đến uy tín của Tổng công ty với các tổ chức tín dụng cũng như gây phát sinh chi phí vốn. Tình hình tài chính bết bát, mất cân đối nghiêm trọng còn gây khó khăn cho việc tiếp cận các công trình, công việc mới do Tổng công ty Sông Hồng không có khả năng trúng thầu.

Trên thị trường chứng khoán, hiện cổ phiếu SHG đang trong diện hạn chế giao dịch. Trong phiên giao dịch ngày 22/12/2023, cổ phiếu SHG tăng kịch trần, lên 3.100 đồng/cp sau nhiều phiên “bất động” tại mức tham chiếu 2.500 đồng/cp. Theo đó, thương vụ thoái vốn của Bộ Xây dựng được xem là đã mang về “món hời” cho ngân sách nhà nước, khi mức giá bán ra cao gấp hơn 3 lần giá thị trường.