Ngân hàng SCB đã đóng cửa 33 phòng giao dịch trong 6 tháng

ngan-hang-scb-da-dong-cua-33-phong-giao-dich-trong-6-thang

Stars Capital – Trong 6 tháng gần đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) liên tục thông báo đóng cửa hoạt động phòng giao dịch tại nhiều tỉnh thành.

Vì sao PG Bank đổi tên thành Ngân hàng Thịnh vượng và Phát triển (cổ phiếu PGB)?

Vietinbank phát hành hơn 564 triệu cổ phiếu CTG chia cổ tức, vốn điều lệ dự kiến nâng lên 53.700 tỷ

Stars Capital cung cấp dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

Trong nhiều tháng nay, SCB liên tục thông báo chấm dứt hoạt động phòng giao dịch tại nhiều tỉnh thành.

Mới đây, SCB đã thông báo đóng cửa 4 phòng giao dịch tại Đồng Nai, Đà Nẵng, Gia Lai và Long An trong nửa đầu tháng 11.

Cụ thể, SCB chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch Long Thành – Chi nhánh Đồng Nai từ ngày 3/11; Chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch Phan Đăng Lưu – Chi nhánh Đà Nẵng từ ngày 10/11; Chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch Đak Đoa – Chi nhánh Gia Lai từ ngày 11/11; Chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch Bến Lức – Chi nhánh Long An từ ngày 11/11.

Trước đó, SCB cũng đã đóng cửa 17 phòng giao dịch trong tháng 10 và đầu tháng 11. Các phòng giao dịch này chủ yếu nằm tại TP HCM và Hà Nội.

Thống kê từ website của SCB, từ đầu tháng 6 đến nay, ngân hàng này đã thông báo đóng cửa tổng cộng 33 phòng giao dịch tại 9 tỉnh, thành phố là TP HCM (21 PGD), Hà Nội (5 PGD), Hải Phòng (1 PGD), Nghệ An (1 PGD), Bình Định (1 PGD), Đồng Nai (1 PGD), Đà Nẵng (1 PGD), Gia Lai (1 PGD) và Long An (1 PGD).

Ngân hàng SCB đã đóng cửa 33 phòng giao dịch trong 6 tháng

Ngân hàng SCB đã đóng cửa 33 phòng giao dịch trong 6 tháng (ảnh minh họa)

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận việc SCB chấm dứt hoạt động Phòng giao dịch Phương Mai, Phòng giao dịch Hàng Gà tại Hà Nội. Song, SCB hiện chưa có thông báo chính thức về việc chấm dứt hoạt động hai phòng giao dịch này.

Cách đây hơn 1 năm, ngày 15/10/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố quyết định kiểm soát đặc biệt Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) để ổn định hoạt động của ngân hàng này. Hoạt động này nhằm kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng SCB.

Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an (C03) đã ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Tại vụ án này, Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát) bị cáo buộc cùng đồng phạm chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng của ngân hàng SCB.

Liên quan đến việc các cựu lãnh đạo bị khởi tố, truy nã, Ngân hàng SCB đã lên tiếng cho biết trước các thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng về vụ việc khởi tố, truy nã này, hoạt động kinh doanh hiện tại của ngân hàng không bị ảnh hưởng.

Theo SCB, các hoạt động của SCB vẫn đang tiếp tục diễn ra thông suốt, ổn định. Quá trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính hiện hữu của SCB tới khách hàng vẫn bảo đảm mọi nhu cầu và quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cũng như các đối tác của SCB theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, ngân hàng này vẫn đang hợp tác với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra và sẽ thông tin đến khách hàng khi có kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, sau hơn một năm được đưa vào kiểm soát đặc biệt, SCB đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan triển khai các giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền. Hiện ngân hàng này vẫn liên tục nhận được chỉ đạo sát sao từ Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng, tập trung xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng.a