Vietinbank phát hành hơn 564 triệu cổ phiếu CTG chia cổ tức, vốn điều lệ dự kiến nâng lên 53.700 tỷ

Vietinbank phát hành hơn 564 triệu cổ phiếu CTG để trả cổ tức, vốn điều lệ dự kiến nâng lên 53.700 tỷ

Stars Capital – Ngân hàng Vietinbank dự kiến phát hành hơn 564 triệu cổ phiếu CTG chia cổ tức, vốn điều lệ dự kiến nâng lên 53.700 tỷ.

Giải đáp những thắc mắc về Chứng khoán VietinBank (Chứng khoán Công thương – CTS)

Vì sao LDG phải phát hành gần 13 triệu cổ phiếu ESOP giá 0 đồng?

Cổ phiếu SBG của Siba Group sắp chào sàn HOSE có gì đáng quan tâm?

Stars Capital cung cấp dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, HOSE: CTG) dự kiến phát hành hơn 564 cổ phiếu nhằm mục đích trả cổ tức…

Mới đây, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank; cổ phiếu CTG) có văn bản thông báo dự kiến phát hành 564.267.207 cổ phiếu nhằm trả cổ tức, tương ứng với tỷ lệ 11,74% (tức cổ đông sổ hữu 1.000.000 cổ phiếu sẽ nhận được 117.415 cổ phiếu mới).

Số cổ phiếu lẻ sẽ được làm tròn xuống hàng đơn vị, phần lẻ thập phân sẽ bị hủy bỏ. Nguồn vốn phát hành được ghi nhận vào danh mục lợi nhuận sau thuế, sau trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2022.

Sau khi Vietinbank phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông, vốn điều lệ của CTG dự kiến sẽ tăng thêm 5.643 tỷ đồng, tăng từ 48.058 tỷ đồng lên 53.701 tỷ đồng. Sau khi tăng vốn, trật tự bảng xếp hạng vốn điều lệ của VietinBank vẫn không thay đổi, xếp thứ 4 trong hệ thống ngân hàng.

Kế hoạch này vốn được đề cập đến trong đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 nhưng chưa thực hiện. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, CTG tiếp tục thông qua hai phương án tăng vốn điều lệ, lên mức 60.387 tỷ đồng hoặc 66.030 tỷ đồng, còn phụ thuộc vào khả năng có hoàn thành tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại của năm 2020 hay không.

Ngoài hơn 564 triệu cổ phiếu sắp được phát hành, CTG còn có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại từ năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2016. Theo đó, CTG sẽ nâng vốn điều lệ thêm 12.330 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Ngân hàng Vietinbank dự kiến phát hành hơn 564 triệu cổ phiếu CTG chia cổ tức, vốn điều lệ dự kiến nâng lên 53.700 tỷ.

CTG sẽ chia cổ tức và nâng vốn điều lệ

Về hoạt động kinh doanh của CTG, quý 3/2023 có lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 4.871 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận CTG tăng do việc cắt giảm 10,6% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, từ 8.321 tỷ đồng xuống còn 7.440 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 1,3% xuống còn 12.311 tỷ đồng.

Trong kỳ vừa qua, thu nhập lãi thuần của CTG tăng nhẹ 1,3% lên gần 13.100 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối tăng trưởng gần 24% và 35%, mang về cho ngân hàng lần lượt 1.815 tỷ và 1.135 tỷ đồng.  Hai mảng chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận chiều hướng tích cực khi mức lỗ thu hẹp về còn 20 tỷ đồng và 13 tỷ đồng so với hơn 100 tỷ đồng trong cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, hoạt động góp vốn, mua cổ phần chuyển từ lãi 94 tỷ sang lỗ 22 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác cũng giảm 37% xuống còn 1.410 tỷ đồng.

Trong quý 3, tổng thu nhập hoạt động của CTG đạt 17.393 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 4,8% lên 5.082 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng mạnh hơn so với tổng doanh thu là nguyên nhân khiến lợi nhuận thuần của VietinBank giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, nhờ chi phí dự phòng giảm, “ông lớn” này vẫn có được kết quả cao hơn so với mặt bằng chung toàn ngành ngân hàng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của CTG đạt hơn 17.400 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận riêng lẻ đạt 16.935 tỷ đồng tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được hơn 75% kế hoạch đề ra.

Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản VietinBank tăng 4,4% so với hồi đầu năm, đạt hơn 1,888 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,7% lên trên 1,386 triệu tỷ đồng, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành (6,92% – theo Ngân hàng Nhà nước).

Tại thời điểm cuối quý 3, CTG có hơn 18.941 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tăng gần 20% so với cuối năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 1,24% lên 1,37%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 188% xuống còn 172%.

9 tháng đầu năm, tiền gửi khách hàng của CTG tăng trưởng 4,9% lên hơn 1,31 triệu tỷ. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn đạt 225 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so với cuối năm 2022 và chiếm gần19,5% tổng tiền gửi.

Trên thị trường chứng khoán, mở cửa phiên giao dịch ngày 21/11, giá cổ phiếu CTG hôm nay ở mức tham chiếu là 29.550 đồng/cp, tương đương mức tăng 0,68%. So với thời điểm đầu năm, thị giá CTG đã tăng hơn 6%.