Stars Capital – Mới đây, nhóm quỹ Dragon Capital đã mạnh tay gom hàng chục triệu cổ phiếu của ngân hàng Sacombank. Vậy cổ phiếu STB có kỳ vọng gì trong thời gian tới?
Mua thêm 1,3 triệu cổ phiếu VCG, nhóm quỹ Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của Vinaconex
Nguyên nhân nào thúc đẩy tiềm năng tăng giá của cổ phiếu dầu khí thượng nguồn
Stars Capital cung cấp dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán
Tính từ ngày 19/10 đến hết 6/11, Dragon Capital gom ròng hơn 21,4 triệu đơn vị STB, nâng sở hữu của mình lên hơn 6% tại Ngân hàng này.
Theo văn bản được đăng tải Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), nhóm quỹ Dragon Capital đã mua tổng cộng 4 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) trong phiên 6/11.
Cụ thể, quỹ thành viên CTBC Vietnam Equity Fund mua 3 triệu đơn vị và Vietnam Enterprise Investments Limited mua 1 triệu đơn vị. Tổng cộng nhóm thành viên Dragon Capital nâng tổng sở hữu từ 110,08 triệu đơn vị (tương đương 5,83%) lên 114,08 triệu đơn vị (tỷ lệ 6,05%).
Tính theo giá đóng cửa ngày 6/11 của STB, tức 29.450 đồng/ cổ phiếu, 2 nhóm quỹ thành viên đã chi ra khoảng 117,8 tỷ đồng để đầu tư thêm vào cổ phiếu STB.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, cổ phiếu STB liên tục được khối ngoại gom mạnh, đặc biệt là các quỹ thành viên tới từ Dragon Capital. Nhóm này mới trở lại cổ đông lớn cảu Sacombank sau khi đầu tư thêm 3,5 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu từ 92,66 triệu đon vị (tương đương 4,91%) lên 96,2 triệu đơn vị (tương đương 5,1%). Sau hơn nửa tháng, nhóm Dragon Capital đã mua ròng hơn 21,4 triệu cổ phiếu STB.
Hàng loạt quỹ ngoại đang đầu tư vào cổ phiếu STB
Cùng chiều, theo thông tin từ HOSE ngày 9/11, tổng tỷ lệ sở hữu của khối đầu tư nước ngoài tại cổ phiếu STB đạt 24%, tương đương 452.512.204 đơn vị. Như vậy, room khối ngoại tại STB còn lại 6%, chứng minh rằng STB là một cổ phiếu được ưa chuộng bởi các “cá mập” nước ngoài.
Động thái mua thêm của nhóm thành viên Dragon Capital diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu đang trở lại nhịp tăng sau nhiều phiên điều chỉnh sâu. Mở cửa phiên sáng 9/11, cổ phiếu STB đang giao động trong vùng 30.050 đồng/ cp, tương đương tăng 0,33% so với phiên trước. Có thể thấy rằng, STB đã tăng 22% so với thời điểm đầu năm và tăng 11% từ khoảng đầu tháng 11 nhưng vẫn thấp hơn 10% so với đỉnh ngày 19/9.
Xét trên góc độ kỹ thuật, trong khoảng 20 phiên gần nhất, cổ phiếu STB vẫn đang nằm trên vùng giảm giá. Xu hướng được dự đoán cho STB sẽ chạm điểm giao của vùng tích lũy trong khoảng 3 phiên sắp tới và khó quay trở lại vùng tăng giá trong tháng 11 năm nay. Xét trên tổng số 90 phiên, xu hướng trong vùng tăng giá của STB đang bị thu hẹp lại, từ 12 phiên xuống còn 8 phiên.
Dragon Capital gom ròng hơn 21,4 triệu đơn vị STB
Diễn biến cùng chiều, Công ty Chứng khoán Quân đội (MBS) mới đây đưa ra luận điểm đầu tư đối với cổ phiếu STB: “Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với STB, tuy nhiên điều chỉnh tăng giá mục tiêu lên mức 33,200 VND/cp”.
Được biết đây là giá khuyến nghị mua và đầu tư trong vòng 12 tháng với 3 luận điểm đầu tư chính: NIM kỳ vọng gia tăng đi cùng với tăng trưởng tín dụng cao; Chi phí trích lập dự phòng giảm đáng kể nhờ xử lý xong trái phiếu VAMC; Chất lượng tài sản duy trì lành mạnh; Hiệu quả hoạt động được cải thiện đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh, luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, STB ghi nhận lãi trước thuế đạt hơn 6.480 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất toàn ngành ngân hàng hiện nay.
Động lực tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng này chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần tăng trưởng 45% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm hơn 43% so với cùng kỳ năm trước. Hiện, STB đã hoàn thành 72% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay.
Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng tài sản của STB đạt gần 651.300 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm đầu năm nay. Trong đó, tiền mặt tăng 31% đạt hơn 10.290 tỷ đồng; tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tăng 84% đạt hơn 46.000 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 8% đạt hơn 472.000 tỷ đồng…
Về phía nguồn vốn, STB hiện chỉ còn nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 27 tỷ đồng, giảm 99% so với mức hơn 9.900 tỷ đồng hồi đầu năm nay; và tiền gửi khách hàng đã tăng 12% lên hơn 507.800 tỷ đồng…
Về chất lượng tài sản, tổng nợ xấu của STB vào cuối tháng 9/2023 là 10.387 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với hồi đầu năm nay. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0,98% đầu năm lên 2,2% vào cuối quý 3/2023.
Ở một diễn biến khác, Chứng khoán Bảo Việt Securities (BVSC) nhận định rằng, STB dự kiến sẽ hoàn thành đề án tái cơ cấu trong nửa đầu năm 2024. Sau khi hoàn thành đề án tái cơ cấu STB có thể thực hiện đầy đủ các hoạt động, có thể trả cổ tức cũng như tăng vốn điều lệ để thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt, chi phí dự phòng của nhà băng này sẽ giảm mạnh sau kho hoàn thành trích lập 100% lượng trái phiếu VAMC.
Do đó, BVSC dự báo ROE của STB sẽ lần lượt đạt 18% và 24% trong năm 2023 và năm 2024.
Trên thị trường chứng khoán, mở cửa phiên giao dịch ngày 10/11, giá tham chiếu của cổ phiếu STB là 29.650 đồng/cổ phiếu.