Nhận định cổ phiếu VCB 2023: Lựa chọn an toàn trong bối cảnh nhiều thách thức

Nhận định cổ phiếu VCB 2023: Lựa chọn an toàn trong bối cảnh nhiều thách thức

Stars Capital – VND cập nhật kết quả kinh doanh, phân tích, dự phóng về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank, đồng thời đưa ra nhận định cổ phiếu VCB 2023.

“Nữ tướng” Nguyễn Thị Kim Oanh mới được bầu vào Hội đồng quản trị của Vietcombank là ai?

Hướng dẫn chi tiết cách mở tài khoản chứng khoán Vietcombank

Cổ phiếu cần quan tâm: Vietcombank (cổ phiếu VCB) giữ ngôi vương lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2023

Stars Capital cung cấp dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

Tăng trưởng tín dụng suy yếu trong bối cảnh hoạt động kinh tế chậm lại

Theo Chứng khoán VNDirect (VND), vào cuối Q3/23, VCB chỉ ghi nhận tăng trưởng tín dụng là 3,8% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng của cả ngành là 7,0% so với đầu năm và của chính ngân hàng vào cuối Q3/22 (17,3% sv đầu năm).

Động lức chính thúc đẩy tăng trưởng cho vay của VCB đến từ khách hàng FDI, trong khi đó cho vay mua nhà ghi nhận tăng trưởng âm sv đầu năm.

Theo VND, kết quả kém khả quan này do nhu cầu tín dụng suy yếu, khẩu vị rủi ro thấp của ngân hàng đối với hoạt động cho vay khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn khó khăn. Ban lãnh đạo VCB cũng nhấn mạnh chiến lược cho vay thận trọng và sẽ không ưu tiên tăng trưởng hơn chất lượng.

VND dự báo tăng trưởng cho vay của VCB trước đó là 10% so với cùng kỳ vào cuối 2023, thấp hơn nhiều so với hạn mức tín dụng của ngân hàng là 14% và nhiều khả năng sẽ khó đạt được. Do đó, VND giảm dự phóng cho vay xuống 7,5%, gần gấp đôi so với tăng trưởng hiện tại cho đến cuối T9/2023.

Lý do tăng trưởng cho vay tăng mạnh vào Q4/23 do thúc đẩy đầu tư công và mở rộng chính sách tài khóa trong nửa cuối năm 2023, nhu cầu của khách hàng gia tăng khi mùa lễ tết đến gần. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào phân khúc phát triển cơ sở hạ tầng và các nhà phát triển trong cùng lĩnh vực. Trong năm 2024, VCB được kỳ vọng sẽ đạt được tăng trưởng tín dụng bền vững 12% so với cùng kỳ nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế.

Kỳ vọng này dựa trên hoạt động sản xuất và xuất khẩu sẽ tăng tốc từ mức nền cơ sở thấp trong năm 2023 và môi trường lãi suất cho vay thấp hơn và thị trường vốn dần phục hồi (đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp) sẽ đóng góp vào việc khuyến khích đầu tư tư nhân cũng như phục hồi thị trường bất động sản.

NIM thu hẹp nhằm hỗ trợ khách hàng

Trong Q3/23, VCB là một trong những ngân hàng tích cực nhất trong việc giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng theo khuyến nghị của Ngân hàng Nhà nước. VCB đã giảm lãi suất cho vay của mình trong Q3/23 từ 0,7%-3,3 điểm % đối với cả các khoản vay thế chấp và khoản vay vốn lưu động. Do đó, lợi suất tài sản giảm mạnh 62 điểm cơ bản so với quý trước.

Ở khía cạnh chi phí vốn, tỷ lệ CASA của VCB giảm xuống mức 30-31% trong 9T23 sv 34-36% trong 9T22, làm gia tăng chi phí vốn của ngân hàng. Tỷ lệ LDR giảm xuống khoảng 75-79% trong 9T23, trong khi tỷ lệ này dao động quanh mức 81-83% trong 9T22. Vì vậy, NIM trong quý 3 năm 2023 giảm 45 điểm cơ bản so với cùng kỳ xuống còn 2,96%, do lợi suất tài sản tăng thấp hơn (tăng 60 điểm cơ bản so với cùng kỳ) so với chi phí vốn (tăng 124 điểm cơ bản so với cùng kỳ).

Bước vào Q4/23, VND cho rằng NIM trong Q4/23 của ngân hàng sẽ tăng 18 điểm cơ bản sv quý trước lên 3,14% nhờ vào 2 lý do chính.

Thứ nhất, tỷ lệ LDR được cải thiện. Việc giải ngân vốn đầu tư công trong 10 tháng đầu năm 2023 đạt 66% so với kế hoạch cả năm 2023, tăng nhẹ so với 65% so với cùng kỳ. VND kỳ vọng Chính phủ sẽ thúc đẩy thực hiện đầu tư công một cách mạnh mẽ hơn để hoàn thành ít nhất 95% kế hoạch chi ngân sách đầu tư công năm 2023. Với việc VCB là một trong những kênh giải ngân quan trọng của Chính phủ trong đầu tư công, VCB có thể tận dụng cơ hội này bằng cách cung cấp khoản vay cho các dự án, nhà thầu và doanh nghiệp tham gia thực hiện các dự án hạ tầng công cộng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng cho vay cũng như tỷ lệ LDR của mình.

Thứ hai là chi phí vốn giảm do tiền gửi với lãi suất cao dần đáo hạn. Cụ thể, VCB đã giảm mạnh lãi suất từ 1-1,3 điểm % cho tất cả các kỳ hạn kể từ tháng 6 năm 2023. Vào tháng 11 năm 2023, lãi suất cho kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng là 2,9% và 5,0% – thấp nhất trong ngành. VND dự kiến chi phí vốn của ngân hàng sẽ giảm thêm từ Q4/23 trở đi khi các kỳ hạn tiền gửi với lãi suất cao đầu năm dần đáo hạn. VND dự báo chi phí vốn của VCB sẽ giảm 36 điểm cơ bản sv quý trước xuống còn 3,31% trong quý 4 năm 2023 và 3,27% trong năm 2024.

VND kỳ vọng ngân hàng sẽ đạt được NIM là 3,12% trong năm 2023 và dần cải thiện lên 3,18% trong năm 2024. Ban lãnh đạo ngân hàng cũng nhấn mạnh sự phục hồi của ngành bất động sản đóng vai trò quan trọng trong việc tăng NIM do tỷ trọng cho vay bất động sản cao sẽ giúp NIM gia tăng hơn mức trung bình của ngân hàng và trong kịch bản cơ sở, dự kiến thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong năm 2024.

Nhận định cổ phiếu VCB 2023: Lựa chọn an toàn trong bối cảnh nhiều thách thức

Cổ phiếu VCB được xem là lựa chọn an toàn trong bối cảnh nhiều thách thức

Thu nhập ngoài lãi không đạt kỳ vọng do chưa ghi nhận khoản phí từ công ty bảo hiểm và tỷ lệ thu hồi nợ giảm

Thu nhập ngoài lãi của Q3/23 tăng nhẹ 4,3% so với cùng kỳ và giảm 7,8% so với quý trước, do VCB chưa thực hiện ghi nhận khoản thu nhập một lần từ hợp đồng banca độc quyền với FWD. Theo Ban lãnh đạo, VCB sẽ ghi nhận ~1,5 nghìn tỷ đồng, gần một nửa mức thu nhập ngoài lãi trong quý 3 năm 2023, từ khoản phí trả trước này trong Q4/23, giúp tăng trưởng thu nhập ngoài lãi trong quý tiếp theo.

Ngoài ra, hoạt động kinh tế chậm hơn cũng làm giảm thu nhập từ hoạt động thu hồi nợ. Đến tháng 9 năm 2023, tỷ lệ thu hồi nợ hàng năm của VCB chỉ đạt 0,21%, thấp hơn rất nhiều so với ước lượng ban đầu là 0,3%. VND điều chỉnh dự phóng về tỷ lệ thu hồi nợ xuống còn 0,2% khi nền kinh tế vẫn chưa cho thấy dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Đáng chú ý tỷ lệ thu hồi nơ cho 9 thán đầu năm 2023 là 0,2%, chệch khỏi mức dao động 0,25-0,5% thường thấy kể từ năm 2018.

Quản lý tốt chi phí giúp thúc đẩy lợi nhuận ròng

Tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập trong Q3/23 giảm xuống 33,2% – thấp hơn rất nhiều so với Q3/22 (38,1%). Theo đó, chi phí hoạt động giảm 17,9% so với cùng kỳ xuống 5.233 tỷ đồng, chủ yếu do cắt giảm mạnh chi phí kinh doanh và quản lý (-45,7% svck), khiến lợi nhuận trước dự phòng giảm nhẹ 1,9% svck xuống 10,5 nghìn tỷ  đồng.

Tuy nhiên, động lực chính thúc đẩy lợi nhuận ròng trong quý này lại đến từ chi phí dự phòng, khi chi phí này giảm mạnh 46,2% so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận ròng Q3/23 tăng 19,9% so với cùng kỳ – tăng vượt trội so với mức tăng trưởng lợi nhuận ròng của ngành (-1,43% so với cùng kỳ – dữ liệu tổng hợp từ 25 ngân hàng thương mại niêm yết lớn nhất).

Chất lượng tài sản suy giảm nhưng vẫn tốt hơn trung bình ngành

VCB chứng kiến nợ xấu tăng mạnh khi giá trị các khoản nợ này tăng 47,1% so với quý trước và 60,0% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ khách hàng doanh nghiệp mảng thương mại.

Tính đến cuối Q3/23, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 1,21% từ mức 0,83% vào cuối Q2/23 và 0,80% vào cuối Q3/22. Theo đó, ngân hàng đã rơi xuống vị trí thứ 2 trong bảng xếp bảng xếp hạng nợ xấu (cao hơn một chút sv ngân hàng dẫn đầu ACB với tỷ lệ nợ xấu là 1,20% vào cuối Q3/23). Tổng số dư nợ tái cơ cấu trong TT02 đạt ~1,6 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 0,14% tổng dư nợ cho vay.

Tuy nhiên, VCB vẫn tiếp tục duy trì chiến lược thận trọng và dự kiến xử lý nợ xấu bằng nguồn trích lập dự phòng thêm 1,9 nghìn tỷ trong Q4/23, cao hơn tổng giá trị đã xử lý trong 9T23 để hạn chế nợ xấu gia tăng, từ đó làm thúc đẩy chi phí tín dụng tăng thêm từ mức 0,69% trong 9T23.

Do đó, VND giữ nguyên những giả định trước đó về chi phí tín dụng 0,8% trong năm 2023, nhưng giảm dự báo chi phí dự phòng do giả định tăng trưởng dư nợ thấp hơn.

Vào cuối Q3/23, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VCB vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với tỷ lệ 270%, vượt xa các ngân hàng khác và trung bình ngành (94%). Tuy nhiên ngân hàng vẫn kỳ vọng sẽ cải thiện chỉ số này tốt hơn nữa bằng cách trích lập dự phòng cao hơn và nâng lên tỷ lệ này lên 300% tại cuối năm 2023.

Cắt giảm mục tiêu LN ròng trong năm 2023 trong bối cảnh khó khăn chung

VCB đã điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong năm 2023, giảm mục tiêu tăng trưởng svck ban đầu từ hơn 15% xuống dưới 10%, chủ yếu do những thách thức kéo dài tới từ lĩnh vực bất động sản, nhu cầu tín dụng giảm, và chiến lược của ngân hàng ưu tiên chất lượng hơn tăng trưởng. Do ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuếL là 18,5% svck trong 9T23, điều này ngụ ý rằng Q4/23 có thể chứng kiến mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế âm, đặc biệt là so với mức lợi nhuận trước thuế cao nhất lịch sử đạt được trong Q4/22.

Tuy nhiên, ngân hàng vẫn lạc quan vào triển vọng kinh doanh trong 2024, và kỳ vọng sự bật tăng trở lại khi Việt Nam bước vào giai đoạn hồi phục. VCB đang thực hiện việc bán cổ phần nước ngoài và hy vọng hoàn tất thỏa thuận với bên tư vấn vào cuối năm 2023, điều này sẽ đảm bảo cho ngân hàng nguồn vốn cần thiết để nắm bắt các cơ hội nhằm mở rộng thị phần trong tương lai.

Điều chỉnh dự phóng kết quả kinh doanh cho giai đoạn năm 2023-25:

VND giảm dự phóng EPS năm 2023/2024/2025 xuống 13,2%/4,6%/2,7% dựa trên một số tiêu chí sau:

Thu nhập lãi thuần thấp hơn khi chúng tôi điều chỉnh tăng trưởng dư nợ của VCB từ 10% xuống 7,5% để phản ánh nhu cầu tín dụng yếu và khẩu vị an toàn của ngân hàng trong cho vay. Tại cuối Q3/23, tín dụng của ngân hàng chỉ tăng 3,8% so với đầu năm, thấp hơn nhiều sv tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống (7,0%).

VND thực hiện điều chỉnh giảm dự phóng cho tỷ lệ thu nhập từ thu hồi nợ xấu khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn khó khăn. Lưu ý rằng trong 9T23 tỷ lệ thu nhập từ thu hồi nợ xấu của ngân hàng chỉ đạt 0,2%, trong khi trước đó tỷ lệ này thường nằm trong khoảng 0,25-0,5% từ năm 2018.

Chi phí tín dụng thấp hơn chủ yếu là do giả định tăng trưởng dư nợ thấp hơn. VND duy trì giả định chi phí tín dụng là 0,8% cho năm 2023 mặc dù chi phí tín dụng trong 9T23 chỉ đạt 0,7% khi mà ban lãnh đạo đặt mục tiêu duy trì chi phí tín dụng 0,8-0,9% trong 2023-24 và tỷ lệ bao nợ xấu của NH đạt ~300% tại cuối 2023
(tỷ lệ bao nợ xấu tại cuối 9T23: 270,1%).

Định giá

Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 99.900 đồng/cp.

VCB hiện đang giao dịch ở mức P/B cho năm 2023 là 3,0 lần, thấp hơn nhiều mức trung bình 5 năm là 3,3 lần. Ở mức định giá này, VCB là một trong những cơ hội hấp dẫn trong dài hạn vì ngân hàng này có vị thế tốt để vượt qua những trở ngại hiện tại từ chất lượng tài tài sản vững chắc tích lũy trong quá khứ nhờ hoạt động cho vay thận trọng.

Do đó, VND đặt ra giá mục tiêu của cổ phiếu VCB là 99.900 đồng. VND sử dụng giá trị sổ sách trung bình năm 2023-24, với tỷ trọng bằng nhau giữa hai phương pháp định giá so sánh và định giá thu nhập thặng dư.

VND sử dụng lãi suất phi rủi ro là 2,7% (lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm tính đến 30/9/2023) và phần bù rủi ro vốn cổ phần là 9,7% (theo điều chỉnh từ NYU Stern). Với phương pháp định giá so sánh, P/B mục tiêu là 3,3 lần năm 2023. Ngân hàng này luôn giao dịch ở mức cao hơn so với các ngân hàng trong nước khác, nhờ lợi thế kinh doanh dẫn đầu ngành và chất lượng tài sản hàng đầu cũng như tỷ lệ chuyển nhượng tự do hạn chế. VCB đã liên tục có ROE cao hơn so với các ngân hàng khác.

VND cho rằng VCB xứng đáng được định giá ở mức 3,3 lần, là mức định giá trung bình trong 5 năm gần đây của ngân hàng.

Tuy nhiên, cổ phiếu VCB có thể đối mặt với một số rủi ro tăng giá như định giá cổ phiếu phát hành tư nhân cao hơn dự kiến; NIM cao hơn kỳ vọng và rủi ro giảm giá bao gồm chi phí tín dụng cao hơn do lĩnh vực bất động sản trì trệ.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 28/11/2023, giá cổ phiếu VCB hôm nay đạt mốc 85.800 đồng/cổ phiếu.