Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, quản lý doanh nghiệp đóng một vai trò rất lớn. Cơ cấu doanh nghiệp tư nhân là gì? StarsCapital sẽ giúp khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp là gì?
Ví dụ về cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp
Khái niệm doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Có thể thấy doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình đơn giản nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp được quy định tại luật doanh nghiệp 2020 quy định. Doanh nghiệp tư nhân có một chủ sở hữu duy nhất sẽ rất thuận lợi trong việc quản lí và để có thể điều hành và quyết định các vấn đề của doanh nghiệp của mình. Theo đó với doanh nghiệp tư nhân, vì số vốn đầu tư thuộc về chủ doanh nghiệp, tài sản của một doanh nghiệp tư nhân và của chủ doanh nghiệp tư nhân không có sự tách biệt. Vì vậy doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thực tế một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Hiện nay, rất nhiều người quan tâm về về vấn đề cơ cấu doanh nghiệp tư nhân. Sau đây, Stars Capital sẽ giải thích để bạn đọc hiểu được việc cơ cấu doanh nghiệp tư nhân là gì?
Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý trong doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ dựa trên quy định tại điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể:
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Khi chúng ta muốn thành lập hay quản lý doanh nghiệp cần có cơ cấu tổ chức doanh nghiệp chặt chẽ, vậy thì lợi ích mà cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân mang lại cho doanh nghiệp được hiểu như thế nào. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân cần có để hướng đến mục tiêu chung là phát triển doanh nghiệp bởi các bộ phận liên quan nhau có nhiệm vụ khác nhau. Các bộ phận quản lý có vai trò công việc khác nhau, đóng góp một phần hoàn thành được mục tiêu chung cho công ty. Nếu như công việc đòi hỏi chuyên môn cao thì sở hữu nhân viên có chuyên môn riêng biệt sẽ mang lại lợi ích đáng kể trong công việc thay vì một người giữ nhiều vị trí.
Quy định về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân
Tùy theo cách thức quản lý doanh nghiệp khác nhau của chủ sở hữu mà hình thành nên các mô hình khác nhau, nhưng trong bộ máy quản lý doanh nghiệp đều có cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân với 3 yếu tố chính như: các bộ phận quản lý, cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức.
Căn cứ theo Điều 190 của Luật doanh nghiệp 2020 về việc quản lý doanh nghiệp tư nhân quy định là:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân – người đứng đầu sở hữu doanh nghiệp có toàn quyền quyết định tất cả các hoạt động kinh doanh của mình khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, có quyền sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế cho nhà nước và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
- Được quyền thuê người làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để điều hành và quản lý công ty nhưng vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân người đại diện trên mặt pháp luật, là người đại diện giải quyết các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động, quyền lợi của công ty trước tòa.
Do đó cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân sẽ được áp dụng theo quy định này của pháp luật.
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân bạn cần tham khảo qua như sau:
Hình vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết lý giải về cơ cấu doanh nghiệp tư nhân là gì? Nếu có thắc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Stars Capital
Văn phòng giao dịch: Toà VinaConex2, Kim Văn, Kim Lũ, Hoàng Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 0984 168 913
- stargroups488@gmail.com