Cập nhật kết quả kinh doanh và phân tích, định giá cổ phiếu May Sông Hồng (MSH)

Cập nhật kết quả kinh doanh và phân tíach, định giá cổ phiếu May Sông Hồng (MSH)

Stars Capital – Mới đây, Chứng khoán DSC đã có những phân tích, nhận định và khuyến nghị về cổ phiếu May Sông Hồng (MSH).

Cổ phiếu cần quan tâm: Cổ phiếu HTG sẽ chào sàn HOSE ngày 09/11 với giá 31.900 đồng

Lãi vay “gặm” cây mía, có nên mua cổ phiếu SBT thời điểm này?

Nhận định cổ phiếu KDH: Nút thắt dần được tháo gỡ và kỳ vọng tiềm năng tăng trưởng

Stars Capital cung cấp dịch vụ M&A doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

Công ty cổ phần may Sông Hồng (cổ phiếu MSH) là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp dệt may tại Viêt Nam. MSH mằm ở vị trí hạ nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may tại Việt Nam, hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp chủ yếu là gia công và xuất khẩu các sản phẩm may mặc cũng như sản xuất các loại chăn, ga, gối, nệm dưới tên thương hiệu Sông Hồng.

Hiện doanh nghiệp đang là dối tác tin cậy của rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Walmart, Columbia Sportswear, Haddad Apparel,…

CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP

Ngành dệt may vẫn chưa qua cơn bỉ cực

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lũy kế 10 tháng đầu năm nay trị giá xuất khẩu hàng dệt may đạt mức 27,79 tỷ USD (-12,5% YOY). Sự sụt giảm này đến từ sự suy yếu trong nhu cầu của các thị trường chính như Mỹ và EU mặc cho lượng hàng tồn kho thời trang tại Mỹ đã giảm đáng kể. Trị giá xuất khẩu tại các thị trường này đều giảm so với năm ngoái và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn.

DSC nhận định rằng xu hướng phục hồi có tốc độ rất chậm và sẽ chỉ bắt đầu dần vào quý 4 năm nay khi nhu cầu lễ hội quay lại. Để phục hồi toàn toàn ngành dệt may sẽ cần một khoảng thời gian nhất định mà cụ thể là vào quý 1 và quý 2/2024 khi mặt bằng lãi suất tại các thị trường này hạ nhiệt.

Tiến hành khởi công xây dựng nhà máy Xuân Trường

Trong năm nay, MSH sẽ tiến hành xây dựng nhà máy mới tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với quy mô lên đến 50 chuyền may nhằm biến nhà máy này thành nhà máy có công suất lớn nhất của doanh nghiệp. Với mức tổng đầu tư dự kiến lên đến 700 tỷ đồng trên diện tích gần 10 ha với quý mô 3.000 lao động và đạt tiêu chuẩn nhà máy xanh của ngành dệt may thế giới, dự kiến khi hoàn thành sẽ đạt công suất 3 triệu sản phẩm jacket/ năm và cải thiện đáng kể doanh thu của doanh nghiệp. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào vận hành vào cuối năm 2024 – đầu năm 2025 từ đó nâng tổng công suất của MSH lên khoảng 17%.

Đơn hàng phục hồi, phát huy tối đa công suất của nhà máy Sông Hồng 10

Nhà máy Nghĩa Hưng (Sông Hồng 10) với quy mô 40 chuyền may được đưa vào hoạt động từ tháng 3/2022 hiện tại đang là nhà máy chủ lực của dệt may Sông Hồng, chuyên tập trung sản xuất đơn hàng xuất khẩu, các đơn hàng FOB cho các đối tác lớn, có yêu cầu kĩ thuật cao với biên lợi nhuận hấp dẫn. Mặc dù vậy, do sự sụt giảm của thị trường, nhà máy hiện đang chỉ thu hút khoảng 2.000 công nhân, bằng 50% so với công suất thiết kế. Tuy nhiên, với kì vọng thị trường sẽ phục hồi dần vào cuối năm, DSC cho rằng nhà máy sẽ sớm gia tăng dần công suất từ đó đóng góp nhiều hơn vào doanh thu của MSH.

KẾT QUẢ KINH DOANH

Khó khăn bủa vây khiến kết quả kinh doanh đi xuống

Trong Q3/2023, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lần lượt đạt mức 1.206 tỷ đồng (-26,7% YoY) và 51 tỉ đồng (-54,1% YoY). Đây là kết quả khá thất vọng khi MSH không thể tiếp tục duy trì kết quả kinh doanh tích cực như trong quý 2 trước những khó khăn chung từ thị trường. 

Lũy kế 9T/2023, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của MSH lần lượt là 3.385 tỉ đồng và 205 tỉ đồng tức mới chỉ đạt được 60% và 49% kế hoạch đề ra hồi đầu năm. Bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế 9T/2023 của MSH cũng chỉ khoảng 164 tỉ đồng, đi lùi 41% so với cùng kì năm trước.

Cập nhật kết quả kinh doanh và phân tíach, định giá cổ phiếu May Sông Hồng (MSH)

Biên lợi nhuận diễn biến không ổn định

Với việc giá vốn hàng bán gia tăng đồng thời giá trị đơn hàng suy giảm, biên lợi nhuận gộp của MSH thu hẹp về mức 10,72%, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi vào quý 2 vừa qua.

DSC cho rằng trong bối cảnh toàn ngành dệt may vẫn còn nhiều khó khăn và doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng phải chạy đua để kiếm đơn hàng thì sẽ rất khó để MSH có thể cải thiện BLNG một cách nhanh chóng.

Do đó, DSC cho rằng BLNG của doanh nghiệp trong quý 4 mặc dù sẽ có sự cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa thể thoát khỏi mức tăng trưởng âm khi mức nền vào cùng kì năm ngoái là khá cao do giá
nguyên liệu đầu vào ở thời điểm đó neo ở mức thấp.

Chi phí tài chính tăng đột biến do áp lực tỉ giá

Chi phí tài chính tiếp tục gây áp lực trong quý 3/2023 khi đạt mức 24 tỉ đồng (+140% YoY), trong đó MSH phải gánh chịu khoản lỗ tỉ giá hối đoái lên đến 12 tỉ đồng khi trị giá đồng USD tăng cao. Nhìn chung lỗ tỷ giá đang có xu hướng gia tăng mạnh lên từ quý 4 năm ngoái khi tỉ lệ vay bằng USD chiếm tỉ trọng không nhỏ trong bối cảnh doanh nghiệp huy động thêm vốn để đẩy mạnh dự án xây nhà máy Xuân Trường. Với việc tổng nợ vay của MSH trong quý cũng đã lên đến 1.034 tỉ đồng, tăng 51,6% so với hồi đầu năm DSC cho rằng áp lực về chi phí tài chính của MSH sẽ tăng dần trong tương lai đặc biệt trong trường hợp tỉ giá VND/USD tiếp tục có diễn biến bất lợi cho doanh nghiệp.

Khoản phải thu tăng mạnh trong cơ cấu tài sản

Trong Q3/2023, khoản phải thu từ khách hàng của MSH tăng đột biến khi đạt mức 738 tỉ đồng, tăng 113% so với hồi đầu năm trong đó có sự hiện diện của một số khách hàng quen thuộc như Walmart, Haddad Apparel. Trái ngược với mức tăng mạnh kể trên, hàng tồn kho của MSH đã giảm mạnh về mức 605 tỉ đồng, sụt giảm hơn 46% so với giai đoạn đỉnh vào Q1/2023. Sự biến động của hai khoảng kể trên cho thấy trong bối cảnh ngành dệt may đang khó khăn MSH đã phải thực hiện các chính sách nới lỏng thanh toán dành cho khách hàng nhằm gia tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác cũng như duy trì lượng đơn hàng cần thiết để giữ chân người lao động.

ĐỊNH GIÁ & DỰ PHÓNG

Thông tin cổ tức

MSH duy trì tỉ lệ chi trả cổ tức bằng tiền khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Trong năm 2022, do ảnh hưởng từ điều kiện kinh doanh xấu đi từ nửa cuối năm, doanh nghiệp có sự điều chỉnh trong mức chi trả cổ tức xuống còn 25% tương đương 2.500VNĐ/cổ phiếu.

Định giá

MSH đang được giao dịch ở mức PE (13,42) tại mức giá đóng cửa ngày 20/11/2023 tương ứng 38.750VNĐ/cổ phiếu, cao hơn tương đối so với mức trung bình 5 năm là (8,09).

Dự phóng kết quả kinh doanh

DSC dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của MSH trong năm 2023 lần lượt sẽ đạt mức 4.791 tỉ đồng (-13,22% YoY) và 247 tỉ đồng (-26,92% YoY). Chúng tôi điều chỉnh kết quả dự phóng xuống thấp hơn so với ban đầu dựa trên thực tiễn rằng hoạt động kinh doanh của MSH trong quý 3 kém hơn dự kiến. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn kì vọng rằng ngành dệt may sẽ phục hồi dần và cuối năm và cho rằng doanh thu trong quý 4 của MSH sẽ đạt mức tăng trưởng dương trở lại nhờ vào mức nền thấp của năm ngoái.

DSC dự phóng EPS trong năm nay ở mức 3.293VNĐ/cổ phiếu với mức P/E mục tiêu tương ứng khoảng 12,3x. Gía mục tiêu của cổ phiếu May Sông Hồng (MSH) rơi vào khoảng 40.800VNĐ/cổ phiếu, upside 5,3% so với giá đóng cửa ngày 20/11/2023.

Lưu ý: Những phân tích, định giá và khuyến nghị của công ty chứng khoán chỉ mang tính chất tham khảo. Nhà đầu tư được khuyến cáo tự chịu trách nhiệm trước quyết định mua bán của mình trên thị trường chứng khoán.